Các chiến lược tiếp thị hỗn hợp nhằm tạo dựng giá trị thương hiệ u: Mặc dù các NH có thể lựa chọn những yếu tố thương hiệu thích hợp và tạo

Một phần của tài liệu 216 Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 57 - 58)

3. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHCT VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG :

2.3 Các chiến lược tiếp thị hỗn hợp nhằm tạo dựng giá trị thương hiệ u: Mặc dù các NH có thể lựa chọn những yếu tố thương hiệu thích hợp và tạo

Mặc dù các NH có thể lựa chọn những yếu tố thương hiệu thích hợp và tạo nên được một đặc tính nổi trội và khác biệt, đóng góp hiệu quả cho việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Tuy vậy việc tạo dựng và phát triển thương hiệu phải được đặt trong một chiến lược và chương trình tiếp thị hỗn hợp, tổng thể và hiệu quả. Các thành phần của chiến lược tiếp thị bao gồm:

¾ Chiến lược sản phẩm : Sản phẩm là “trái tim” của giá trị thương

hiệu bởi vì nó là cái đầu tiên khách hàng được nghe, nghĩ hoặc hình dung về một thương hiệu. Tạo ra và cung ứng sản phẩm thỏa mãn tối đa mong muốn và nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của các chương trình tiếp thị.

¾ Chiến lược giá : Giá cả là yếu tố điều chỉnh doanh thu quan trọng,

định được giá cao được coi là một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc tạo dựng nhận thức thương hiệu cũng như đạt được những liên hệ mạnh và duy nhất đối với thương hiệu.

¾ Chiến lược khách hàng : Khi khách hàng trở thành vấn đề tiên quyết

đối với sự phát triển của mỗi ngân hàng thì chiến lược khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng. Chiến lược này phải được thực hiện theo hướng củng cố khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới theo phương châm không ngừng mở rộng mạng lưới khách hàng.

¾ Chiến lược kênh phân phối : Cách thức phân phối dịch vụ có thể có

những tác động rất lớn và sâu sắc đến doanh thu của ngân hàng và cuối cùng là tác động đến giá trị thương hiệu. Việc hình thành các chi nhánh ngân hàng ở những khu vực đông dân cư để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong công chúng và những ngân hàng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất để đầu tư là những vấn đề thiết yếu của chiến lược này.

3 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG CHO

Một phần của tài liệu 216 Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)