Những mặt yếu kém, tồn tại :

Một phần của tài liệu 216 Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 46 - 47)

2. VỊ TRÍ CỦA NHCT TRÊN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM :

2.3.2 Những mặt yếu kém, tồn tại :

Quá trình xây dựng và phát triển của NHCT Việt Nam đã phải trải qua nhiều khó khăn thách thức và có những vấn đề chưa giải quyết được theo mong muốn, trong đó một số lĩnh vực chủ yếu chưa thành công là : Quản trị nhân sự, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng; Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống phần mềm ứng dụng; Chính sách phát triển các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng.

Chất lượng tín dụng ở một số chi nhánh còn thấp, nợ khó đòi cao, nợ quá hạn mới phát sinh lớn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống. Ngoài các nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan của một số cán bộ NH do trình độ yếu kém, chấp hành cơ chế, quy trình tín dụng không nghiêm, thậm chí có những cán bộ thoái hóa biến chất, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của NHCT Việt Nam. Một số chi nhánh do chạy theo thành tích đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng. Thông tin kinh tế, thông tin rủi ro, phân tích tín dụng, phân tích họat động kinh doanh NH chưa được tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Về quy mô, tuy là một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, song so với các NH trong khu vực hay trên thế giới, thực lực của NHCT Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé. Vốn tự có còn thấp nên khó cung cấp đa dang các nghiệp vụ NH hiện đại như các NH hàng đầu trong khu vực. Ngoài ra, vốn tự có và coi như tự có thấp cũng làm giảm năng lực tài chánh và khả năng cạnh tranh của NH. Nghiệp vụ trung gian của NHCT cũng như của các NHTM ở Việt Nam

còn nghèo nàn và chưa phát triển, chủ yếu là kinh doanh các nghiệp vụ truyền thống.

Các phương châm hoạt động không chỉ là lời quảng cáo mà cần thiết phải thấm nhuần đến tất cả các nhân viên, vẫn còn không ít nhân viên xem việc khách hàng cần vốn hơn là NH cần cho vay. Thủ tục cho vay khá phức tạp nhưng việc hướng dẫn khách hàng làm thủ tục chưa được tổ chức chu đáo.

Trong khi các NH trên thế giới cạnh tranh nhau bằng phí giá, bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp và bằng uy tín đã tạo nên một thương hiệu của riêng NH mình thì điểm mạnh của NHCT Việt Nam cũng như các NHTM ở Việt Nam là lợi nhuận chủ yếu thu được từ nghiệp vụ tín dụng truyền thống – một nghiệp vụ kinh doanh có tính rủi ro cao. Với các NH trên thế giới, lợi nhuận thu được từ lĩnh vực dịch vụ chiếm gần một phần hai, đây lại là lĩnh vực kinh doanh ít có rủi ro. Trong khi đó, để sống còn, các NHTM ở Việt Nam lao vào cạnh tranh tín dụng bằng cách nới lỏng điều kiện cho vay cũng như thi nhau cắt giảm lãi suất đầu ra, lại phải tăng lãi suất đầu vào để thu hút nguồn tiền gửi dẫn đến khoảng cách an toàn cho lĩnh vực tín dụng ngày càng bị thu hẹp.

3. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHCT VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG :

Một phần của tài liệu 216 Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)