Các yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu 215 Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng tại Vietcombank Đồng Nai và các giải pháp thực hiện (Trang 26 - 29)

. LU N VN TH CS KINH

a) Các yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh tế xã hội.

Kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của dân cư đang được cải thiện

Trong những năm qua Việt Nam có mức tăng trưởng GDP ở mức cao (2), bộ

phận dân cư có tích lũy ngày càng nhiều, với hơn 80 triệu dân, nhu cầu lớn về sản phẩm phục vụ đời sống như ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí, học tập... Theo tính toán đến

năm 2010 GDP của Việt Nam sẽ gấp 2,1 lần so với năm 2000. Tại Đồng Nai, kinh

tế phát triển làm gia tăng các nhu cầu về tài chính ngân hàng như gửi tiền, vay tiêu dùng, vốn đầu tư, dịch vụ tiền tệ, thanh toán, quản lý vốn...(xem biểu số 8)

Đồng Nai có mức tăng trưởng GDP bình quân cao hơn tốc độ tăng của quốc gia (giai đoạn 2000 – 2004 GDP tăng bình quân 12.7%/năm, bằng 1,69 lần mức tăng của cả nước). Thu nhập quốc dân GDP tính theo đầu người của tỉnh cũng cao hơn mức bình quân chung của cả nước (3) .

Biểu số 8: Quan hệ tăng trưởng GDP và dư nợ vay - Đồng Nai (tỷ VNĐ)

(2) Tăng trưởng GDP của Việt Nam: 2001 - 6,9%; năm 2002 - 7,04%; 2003 - 7,24%.

(3) GDP 1995 là 282 USD/người/năm; 2000 là 459 USD/người/năm, 2004 đạt 770 USD/người/năm

3,951 5,737 5,737 7,489 8,964 11,312 13,614 15,257 17,3 98 20, 459 24, 339 - 20,000 2000 2001 2002 2003 2004

Du no vay ngan hang D.Nai -

30,000

Tong san pham xa hoi (G

DP) Formatted Formatted Formatted Formatted Formatted

. LU N V N TH C S KINH T .

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất tại Đồng Nai là rất lớn.

Trong lĩnh vực tiền tệ Đồng Nai là tỉnh bội chi về tiền mặt và nguồn vốn. Lượng vốn huy động tại chổ chỉ đáp ứng được 60% tổng nhu cầu về đầu tư tín dụng của các ngân hàng. Phần còn lại sử dụng nguồn huy động từ các tỉnh khác thông qua kênh điều hòa của các hệ thống ngân hàng trong cả nước. Theo tính toán của Sở kế

hoạch đầu tư tỉnh Đồng Nai, nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2001-2005 là

40.672 tỷ đồng. Thực tế hệ thống ngân hàng trên địa bàn giai đoạn này đáp ứng

được 16.067 tỷ đồng (4), chiếm 39,5% tổng nhu cầu. Giai đoạn 2006-2010 nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh là 90.259 tỷ đồng, mức tăng trưởng về vốn đầu tư hàng năm yêu cầu lớn hơn 20%. (xem biểu số 9) 5

Trong giai đoạn 2005 – 2010 Đồng Nai đang có nhiều dự án, như: xây dựng

sân bay quốc tế Long Thành, xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Dầu dây – Long

Thành – Nhơn Trạch, thiết lập hệ thống tàu điện ngầm Biên Hòa – T.P Hồ Chí Minh, Cải tạo nâng cấp cảng dọc sông Thị Vải, sông Đồng Nai; Mở rộng hệ thống cầu vượt sông Đồng Nai, phát triển các khu công nghiệp tại các địa bàn Nhơn Trạch, Long khánh, Định Quán, Trảng Bom, Xây dựng hồ chứa nước thuộc địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Long Thành, Xuân Lộc...

Các yêu cầu đầu tư cho hạ tầng cấp điện, cấp nước phục vụ cho dân cư, sản

Biểu số 9: Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ VNĐ) và hiệu qủa phát triển

địa bàn Đồng Nai 2001 – 2010

(4) 2001-2004 doanh số cho vay trung dài hạn 9.168 tỷ VNĐ, 2004 dư nợ vay ngắn hạn 6.899 tỷ VNĐ.

(5) ICOR is defined as the ratio between the rate investment as a percent of GDP and the rate of

economic growth. The higher is the ICOR, the lower the investment efficiency.

2001-2005 2006 - 2010

CHỈ TIÊU ĐẦU TƯ

ICOR ĐẦU TƯ ICOR

TỔNG SỐ 40.672 3,04 90.259 3,25

C.nghiệp, X. dựng 23.318 2,90 46.550 3,00

Dịch vụ 14.215 3,50 39.425 3,70

Nông, Lâm, Ngư 3.140 2,50 4.284 2,65

Formatted Formatted Formatted Formatted Formatted Deleted:

. LU N V N TH C S KINH T .

xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ rất lớn. Đồng Nai đang rất cần cải tạo hệ thống hạ tầng kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh - như giao thông đường bộ, bến cảng, viễn thông, khách sạn, đô thị, sinh thái... Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng vào khu vực Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 dự kiến trên 1 tỷ USD. Ngoài việc kêu gọi các nguồn vốn trong nước, chúng ta đang phải kêu gọi thêm nhiều nguồn vốn quốc tế để tài trợ cho các dự án này.

Nhu cầu thanh toán trong nước và dịch vụ xuất - nhập khẩu tăng nhanh.

Năm 2004 tổng doanh số thanh toán nội địa qua ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai là 160.000 tỷ đồng, trong đó tiền mặt 32.000 tỷ đồng, chuyển khoản 118.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của thanh toán qua ngân hàng bình quân hàng năm là 20.%/năm. Dự kiến đến năm 2010 tổng doanh số thanh toán nội địa đạt 400.000 tỷ đồng.

Cung ứng dịch vụ ngân hàng về xuất nhập khẩu đang là thế mạnh của

Vietcombank Đồng Nai. Doanh số thanh toán năm 2004 của chi nhánh đạt 850 triệu USD, chiếm 60% thị phần dịch vụ xuất nhập khẩu qua các ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai. Tuy nhiên, xét về tiềm năng thị trường cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu còn rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm tăng trưởng nhanh (xem biểu số 10). Giai đoạn 2000 đến 2004 doanh số xuất khẩu tăng 1,7 lần, doanh số nhập khẩu tăng 2,1 lần.

Biểu số 10: Kim ngạch xuất nhập khẩu địa bàn Đồng Nai 2000-2004 (6) (đơn vị tính: 1 triệu USD) :

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004

Xuất khẩu 1.481 1.587 1.580 1.895 2.453

Nhập Khẩu 1.549 1.697 1.872 2.621 3.270

Tổng số 3.030 3.284 3.452 4.516 5.723

Xuất(+), nhập(-) siêu - 68 - 110 -292 - 726 - 817

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của địa bàn Đồng Nai là giày da, thiết bị văn

. LU N V N TH C S KINH T .

phòng, bản mạch máy tính, dệt may, cao su, hóa chất, thiết bị điện, điện tử, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí, xe máy, phụ tùng ô tô (7). Về nhập khẩu chủ yếu sử dụng cho các ngành sản xuất nói trên, và các nhu cầu nhập khẩu về phương tiện vận tải, hạt nhựa, hóa chất, máy móc thiết bị... (phục lục số 4)

Hiện tại các ngân hàng mở chi nhánh hoạt động ở Đồng Nai mới chiếm được 25% tổng thị phần cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu của toàn địa bàn, phần còn lại (75%) đang do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ.

Nhu cầu cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Hoạt động bán lẻ chưa phải là thế mạnh của Vietcombank. Tuy nhiên, đây là mảng dịch vụ bổ trợ rất cần thiết. Đồng Nai hiện có lượng dân cư đô thị lên đến gần 1 triệu người, các nhu cầu về nhà ở, tiêu dùng, tiết kiệm, thanh toán là khá lớn.

Các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đang được khách hàng đón nhận, như: Tổng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho xuất nhập khẩu và

thanh toán quốc tế tại địa bàn khoảng 5 tỷ USD/năm, các ngân hàng trên địa bàn

mới cung ứng được 1,2 tỷ USD/năm (2004). Nhu cầu rút vốn tạm thời vượt số dư tiền gởi (overdraft - khoảng 10% số dư tiền gởi bình quân). Sử dụng thẻ ATM và các dịch vụ cá nhân đi kèm như rút tiền mặt, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, nộp thuế, chi trả tiền hàng hóa... Đồng Nai với quy hoạch 2 thành phố loại 2, 1 thị xã và 9 thị trấn, dân cư đô thị tập trung, thuận tiên để phát triển các dịch vụ thẻ thanh toán cá nhân.

Một phần của tài liệu 215 Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng tại Vietcombank Đồng Nai và các giải pháp thực hiện (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)