Hiệu quả kinh doanh của các DNNN sau CPH

Một phần của tài liệu 199 Giải pháp đẩy mạnh tiến trình Cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước tại TP. Cần Thơ (Trang 37 - 39)

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh hay sự phát triển của các DNNN sau CPH, chúng tôi dùng 5 chỉ tiêu sau: doanh thu thực tế, lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, lợi nhuận trước thuế trên tài sản có, lợi nhuận trước thuế trên vốn tự có và lương bình quân một năm của người lao động.

Theo thống kê từ số liệu điều tra, cả 5 chỉ tiêu kể trên đều đạt kết quả khả quan so với trước khi CPH. Cụ thể doanh thu thực tế bình quân của một doanh nghiệp trước CPH là 15,56 tỷ đồng; sau CPH là 28,339 tỷ đồng, tăng 82,13% so với doanh thu trước khi CPH. Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu cũng tăng từ 5,86% trước CPH lên 10,12% sau CPH, tức tăng 72,69%. Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế trên vốn tự có sau CPH cũng tăng 121,95% và 67,8%

tương ứng so với trước khi CPH. Đặc biệt là lương bình quân của người lao động cũng tăng lên rõ rệt từ 10,49 triệu đồng/năm lên đến 14,79 triệu đồng/năm, tức là tăng khoảng 41%.

Bảng 15: Giá trị trung bình của một số chỉ số phát triển DNNN sau CPH

Chỉ tiêu Số

công ty

Trước

CPH CPH Sau Chênh lệch Chênh % lệch

Doanh thu thực tế (triệu đồng) 15 15.560 28.339 12.779 82,13 Lợi nhuận trước thuế/doanh thu (%) 15 5,86 10,12 4,26 72,69 Lợi nhuận trước thuế/tài sản có (%) 15 7,47 16,58 9,11 121,95 Lợi nhuận trước thuế/vốn tự có (%) 15 15,84 26,58 10,74 67.80 Lương bình quân/năm (triệu đồng) 15 10,49 14,79 4,30 40,99

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

Cũng theo số liệu điều tra được, hiện tại chưa có một DNNN đã CPH nào có ý định tham gia thị trường chứng khoán, kể cả công ty cổ phần Dược Hậu Giang là công ty có vốn điều lệ cao nhất. Công ty này cho rằng nhiệm vụ trước mắt là phải tậρ trung ổn định chiến lược phát triển trong vòng 5 đến 10 năm, sau đó mới tính đến chuyện có tham gia vào thị trường chứng khoán hay không. Tuy nhiên, một nguyên nhân chính mà hầu hết các công ty cổ phần không muốn tham gia vào thị trường chứng khoán, vì các công ty cổ phần không muốn phải thực hiện báo cáo công khai về tài chính cho các cổ đông và cơ quan quản lý theo đúng quy định. Tóm lại, trong chủ trương đổi mới và sắρ xếρ lại DNNN, CPH là một phương thức cải cách DNNN khá hữu hiệu. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng tiến trình CPH ở TP. Cần Thơ có sự chuyển biến tích cực và đạt một số kết quả khả quan. Sau khi thực hiện CPH, biên chế tại doanh nghiệp được tinh giản gọn nhẹ, năng suất lao động tăng, giá thành sản phẩm giảm và lương hình quân tăng cao so trước khi thực hiện CPH. Kết quả đạt được như trên, cơ bản đã giải quyết được một phần nào về vấn đề nhận thức cho các doanh nghiệp thực hiện CPH. Mặt khác, các doanh nghiệp này còn được sự quan tâm ủng hộ từ các cơ quan nhà nước và các đối tác, đặc biệt là sự ủng hộ từ phía các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu 199 Giải pháp đẩy mạnh tiến trình Cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước tại TP. Cần Thơ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)