Quy chế hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán của ngân hàn gÁ Châu

Một phần của tài liệu 24 Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 52)

- Kinh nghiệm của Thái Lan:

2.5.1 Quy chế hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán của ngân hàn gÁ Châu

Là một trong những ngân hàng thương mại điển hình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, trên cơ sở quy chế 1096 của Ngân hàng nhà nước và tình hình hoạt động thực tế của hệ thống, ngân hàng Á Châu đã xây dựng môt quy chế hoạt động bao thanh toán cho riêng mình, nhằm chuẩn hoá thủ tục, điều kiện và quy trình thực hiện bao thanh toán trên toàn hệ thống.

So với quy chế 1096 của Ngân hàng nhà nước, quy chế hoạt động bao thanh toán của Ngân hàng Á Châu đã có sự cải thiện rõ rệt, thể hiện ở những điểm sau:

- Thứ nhất, phương thức hạch toán kế toán và hướng dẫn thao tác kế toán trên hệ thống quản lý của ngân hàng Á Châu cũng đã được ban hành. Có thể xem đây là sự cải tiến quan trọng nhất vì nó đã tạo ra sự thống nhất trong cách thức phản ánh nghiệp vụ bao thanh toán trên sổ sách kế toán của ngân hàng. Điều này giúp cho sổ sách kế toán trở nên rõ ràng và minh bạch, nâng cao hình ảnh của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt về cách thức hạch toán so với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước thì ngân hàng Á Châu sẽ phải tốn nhiều nhân lực và vật lực để điều chỉnh và hoàn thiện lại sổ sách kế toán của mình.

- Thứ hai là, ngân hàng Á Châu cũng đã xây dựng được giá mua các khoản phải thu. Cụ thể, tỷ lệ phần trăm tối đa Ngân hàng Á Châu chấp nhận bao thanh toán đối với hình thức bao thanh toán từng lần là 60% giá trị các khoản phải thu và đối với hình thức bao thanh toán theo hạn mức là 80% giá trị khoản phải thu. Tuy các tỷ lệ này được xây dựng trên cơ sở hoạt động và định hướng phát triển riêng của ngân hàng Á Châu, nhưng đã phần nào tạo nên sự nhất quán trong hoạt động của hệ thống đối với nghiệp vụ bao thanh toán.

- Thứ ba là sự khác biệt trong quy định về sự an toàn tín dụng. So với quy chế hoạt động bao thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, quy chế của Ngân hàng Á Châu mang tính thận trọng hơn nhiều. Sự khác biệt này thể hiện tính chất hai mặt của nó. Một mặt, Ngân hàng Á Châu có thể hạn chế được nhiều rủi ro hơn so với quy định chung của Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, ngân hàng Á Châu sẽ phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn khi các tổ chức tín dụng khác thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán với quy chế thông thoáng và cởi mở hơn.

Nội dung của sự khác biệt này là: Ngân hàng Á Châu quy định tổng dư nợ cho vay + bảo lãnh (không kể LC trả ngay) + bao thanh toán đối với một khách hàng không được vượt quá vốn tự có của ngân hàng. Trong khi đó, theo mục 2 điều 20 của quy chế 1096 quy định “Tổng dư nợ bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán”. Điều này cũng có nghĩa là nếu đơn vị được bao thanh toán (bên bán) có quan hệ tín dụng và bảo lãnh đối với đơn vị bao thanh toán thì tổng dư nợ cho vay + bảo lãnh (không kể LC trả ngay) + bao thanh toán có thể lên đến 30% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán.

- Thứ tư, thời hạn thực hiện bao thanh toán. Tương tự quy chế của Ngân hàng Nhà nước, thời hạn thanh toán còn lại của khoản phải thu còn lại dưới 180 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngân hàng Á Châu khuyến khích các đơn vị trong hệ thống chỉ nên thực hiện bao thanh toán đối với các khoản phải thu có thời hạn nhỏ hơn 90 ngày để có thể kiểm soát tốt hoạt động theo dõi các khoản phải thu.

- Ngoài ra, ngân hàng Á Châu cũng linh động thời hạn gia hạn nợ là 30 ngày nhằm khắc phục tình trạng ngày đáo hạn khoản bao thanh toán không trùng khớp với ngày đến hạn của hợp đồng mua bán.

Một phần của tài liệu 24 Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)