Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu 24 Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31 - 33)

- Hoá đơn là chứng từ người bán phát hành để đòi tiền người mua thanh toán những khoản nợ phát sinh từ việc mua bán hàng giữa ha

2.1.1.1.1 Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế

Công ước UNIDROIT được ký tại Ottawa, Canada vào 28/5/1988. Công ước này chi phối các hợp đồng bao thanh toán và việc chuyển nhượng các khoản phải thu. Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2007, đã có 61 quốc gia là thành viên của UNIDROIT. Các chính phủ tham gia Công ước này nhận thức được rằng nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại quốc tế và thừa nhận tầm quan trọng của việc áp dụng các quy định chuẩn đồng nhất để cung cấp một khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế, đồng thời giữ cân bằng lợi ích của các bên liên quan đến giao dịch bao thanh toán.

Những nội dung chính của Công ước UNIDROIT bao gồm:

- Việc người bán chuyển nhượng các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán có hiệu lực ngay cả khi người bán và người mua có thoả thuận cấm không

chuyển nhượng, trừ trường hợp luật quốc gia nơi có trụ sở kinh doanh chính của người mua, vào thời điểm hợp đồng mua bán hàng hoá giữa người mua và người bán được ký kết, cấm việc chuyển nhượng nêu trên.

- Người mua hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho đơn vị bao thanh toán khi và chỉ khi người mua hàng không biết bất kỳ một ai có quyền cao hơn đơn vị bao thanh toán đối với các khoản nợ và người mua đã nhận được thông báo về việc chuyển nhượng các khoản nợ từ người bán hàng hoặc từ đơn vị bao thanh toán đã được người bán uỷ quyền. Nghĩa vụ thanh toán của người mua đối với đơn vị bao thanh toán chỉ có hiệu lực đối với những khoản nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng ký kết tại hoặc trước thời điểm người mua nhận được thông báo từ việc chuyển nhượng.

- Người mua không có quyền truy đòi đơn vị bao thanh toán trả lại tiền mà người mua đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán dù người mua có quyền truy đòi điều đó từ người bán, trừ hai trường hợp sau:

•Đơn vị bao thanh toán chưa thanh toán khoản tiền nói trên cho người bán; hoặc

•Đơn vị bao thanh toán đã thanh toán khoản tiền nói trên cho người bán mặc dù vào thời điểm thanh toán, đơn vị bao thanh toán biết người bán không thực hiện hoặc thực hiện sai hoặc thực hiện chậm trễ hợp đồng.

- Các quy định của Công ước đối với lần chuyển nhượng đầu tiên cũng được áp dụng tương tự với các lần chuyển nhượng tiếp theo, nếu hợp đồng bao thanh toán không cấm việc chuyển nhượng tiếp theo. Công ước xem người được chuyển nhượng trong các lần chuyển nhượng tiếp theo có vai trò như đơn vị bao thanh toán trong lần chuyển nhượng đầu tiên.

- Thông báo về việc chuyển nhượng tiếp theo phải bao gồm thông báo về tất cả các chuyển nhượng trước đó.

- Công ước chỉ điều chỉnh hoạt động bao thanh toán quốc tế, có hiệu lực từ ngày 01-5-1995 tại những nước đã phê chuẩn hoặc thừa nhận Công ước.

Một phần của tài liệu 24 Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)