Cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 24 Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 41 - 42)

- Kinh nghiệm của Thái Lan:

2.2.1 Cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại và công ty tài chính có thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán chịu sự chi phối chủ yếu của các hệ thống văn bản sau:

−Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997.

−Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004.

−Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001.

−Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 127/2005/QĐ-NHHH ngày 3 tháng 2 năm 2005.

−Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004.

−Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 26 tháng 6 năm 2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, ngoài quy chế hoạt động bao thanh toán thì các hệ thống văn bản khác chỉ quy định phạm vi, đối tượng, cách thức hoạt động chung cho các tổ chức tín dụng mà không đề cập cụ thể đến một loại hình nghiệp vụ cụ thể nào cả, đặc biệt là đối với nghiệp vụ bao thanh toán.

Một phần của tài liệu 24 Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)