6. Phương châm:
3.4.5. Kiến nghị NHĐT &PT VN:
- Sớm xây dựng cơ chế riêng cho chương trình hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ chi nhánh trong chính sách thu hút những khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu, trong đó là các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, với các chính sách cụ thể:
+ Về nguồn vốn: hỗ trợ “nguồn vốn mồi” phân khai đến các chi nhánh có điều kiện cho vay xuất khẩu, trên nguyên tắc lựa chọn khách hàng từ loại B trở lên;
+ Về cơ chế cấp bù lãi suất: thực hiện theo công văn số 88/CV-NVKD1 ngày 07/03/2003, trong đó dựa trên số ngoại tệ chi nhánh bán cho Hội Sở Chính;
+ Về mức cho vay: cho Chi nhánh tự quyết định lãi suất cho vay, chiết khấu bộ chứng từ sao cho phù hợp với thị trường và quy định chung của Ngân hàng Nhà nước. Trung ương không khống chế mức giảm tối đa 1% so với lãi suất thông thường. Tạo điều kiện cho chi nhánh chủđộng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.
+ Cơ chếđảm bảo tiền vay linh hoạt, phù hợp với từng khách hàng trên cơ sở xếp loại của Chi nhánh.
+ Nâng mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản (hiện tại mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh tối đa 40 tỷđồng đối với tổng công ty 90, 91 và mức tối đa với doanh nghiệp: 15 tỷđồng).
83 đối với khách hàng xếp loại A, thay vì phải thực hiện 3 giao dịch thành công mới được chiết khấu.
+ BIDV nên có được danh sách khách hàng an toàn thống báo trong hệ thống để áp dụng hình thức bao thanh toán hay gọi là chiết khấu TTR cho các chi nhánh.
KẾT LUẬN
Tài trợ thương mại là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, liên quan nhiều đến yếu tố nước ngoài, tập quán và thông lệ quốc tế. Luận văn không có tham vọng đưa ra được toàn diện bức tranh tài trợ thương mại của càc NHTM Việt Nam và những giải pháp căn cơ lâu dài cho nghiệp vụ này. Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ và những dịch vụ liên quan của BIDV nói chung và chi nhánh Cà Mau nói riêng để làm rõ những thành công bước đầu là hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn. Từ đó đề xuất những giải pháp mang tính khả thi tại một chi nhánh có phát sinh khá lớn nghiệp vụ này.
Hiện tại BIDV Cà Mau mặc dù đã làm hết sức mình nhưng vẫn còn quá nhiều vướng mắc từ cơ chế chung của NHNN đến cơ chế nội bộ của NHĐT&PTVN. Trong tương lai đến năm 2010, tỉnh đã có kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu gấp đôi, tức là trên 1 tỷ USD. BIDV Cà Mau cần phải nắm bắt cơ hội này để mở rộng và nâng cao tầm hoạt động của mình. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần tập trung nghiên cứu đề xuất NHĐT&PT VN hoàn thiện toàn bộ nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK và dịch vụ đi kèm, không chỉ thực hiện tốt mà phải nâng lên thành tính chuyên nghiệp, hiện đại.
Những giải pháp nêu ra trong Luận văn cũng chưa phải mang tầm chiến lược và toàn diện, bởi do hạn chế của tác giả chỉ nghiên cứu trong pham vi BIDV Cà Mau và những cơ chế có liên quan đến BIDV mới bước đầu triển khai nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu thuỷ sản. Vì vậy các giải pháp đề xuất trong Luận văn mang tính thiết thực đối với hoạt động của chi nhánh Cà Mau trong thời gian tới. Tuy nhiên, chi nhánh Cà Mau là chi nhánh có nhiều nghiệp vụ phát sinh phức tạp trong lĩnh vực tài trợ thương mại, vì bản thân đối tượng khách hàng và ngành hàng tài trợ mang tính phức tạp. Cho nên nếu giải quyết được những vướng mắc của chi nhánh Cà Mau, về mặt cơ bản cũng đã giải quyết được tương đối đầy đủ các mặt nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK và mảng dịch vụđi kèm của BIDV. Đó là kỳ vọng của tác giả gửi gắm trong Luận văn này.
Nhìn về tương lai, BIDV có nhiều cơ hội lớn và thách thức cũng không nhỏ. Đặc biệt Trong điều kiện hội nhập, gia nhập WTO, ngành ngân hàng trong nước nói chung, BIDV nói riêng còn quá nhiều mặt hạn chế, tụt hậu. Hy vọng rằng, những vấn đề tâm huyết của tác giả nêu trong Luận văn này sẽ góp phần hoàn thiện nghiệp vụ tài trợ thương mại của BIDV trong tương lai không xa.
Do điều kiện nghiên cứu và kiến thức có giới hạn, Luận văn không tránh khỏi sơ sót, có thể có những vấn đề chưa đề cập đến hoặc nghiên cứu chưa sâu. Với tinh thần
84 cầu thị, tác giảước mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của Thầy hướng dẫn khoa học, các nhà nghiên cứu khoa học và các bạn đồng nghiệp.