Nguyên nhân từ NHĐT&PT VN:

Một phần của tài liệu 52 Giải pháp nâng cap và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 63 - 64)

T DOANH NGHIỆP ổng ồn Phải SLĐ

2.4.2.1. Nguyên nhân từ NHĐT&PT VN:

NHĐT&PT VN chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động kinh doanh đối ngoại. Trong 2005 NHĐ& PT VN mới có chương trình thúc đẩy cho hỗ trợ xuất khẩu đối với các chi nhánh thuộc Đồng bằng sông Cửu long. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục khẳng định thế mạnh của việt Nam, được Chính Phủ, các bộ ngành quan tâm hỗ trợ. Đến cuối năm 2005 các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã đạt doanh số xuất khẩu là 2,65 tỷ USD đứng hàng thứ 7 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản và là 1 trong 4 ngành có doanh số xuất khẩu cao nhất trong cả nước.

64 Kết quả cụ thể của toàn hệ thống trong việc cho vay hỗ trợ chế biến thuỷ sản xuất khẩu năm 2005:

Tổng dư nợ: 760 tỷđồng tăng 53% so cùng kỳ năm trước,doanh số cho vay đạt 2.933 tỷ đồng ( đạt 7% Doanh số xuất khẩu thuỷ sản Việt nam),; doanh số thanh toán quốc tếđạt 153 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệở mức 112 triệu USD.

Cơ chế, chính sách chỉ đạo điều hành còn nhiều lúng túng và bất cập, các văn bản chỉ đạo điều hành còn mang tính thụ động, giải quyết tình huống, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các Phòng ban Hội sở chính.

Chẳng hạn Công văn số 0852/KDĐN2 “V/v Chiết khấu chứng từ hàng xuất theo phương thức nhờ thu D/P, DA ” thì điều kiện khách hàng được áp dụng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất theo hình thức nhờ thu là khách hàng loại A trở lên theo quyết định 5645/QĐ-TDDV2 ngày 31/12/2003 và quyết định 2090/QĐ-TDDV3 ngày 26/04/2005 sửa đổi bổ sung quyết định 5645 .

Số tiền chiết khấu không vượt quá 80% trị giá bộ chứng từ và nằm trong hạn mức tín dụng được duyệt. Tổng dư nợ và số dư chiết khấu tại mỗi thời điểm không vượt quá mức dư nợ tối đa theo ủy quyền phán quyết của Tổng Giám đốc cho chi nhánh tại mỗi thời kỳ.

Đối tác nước ngoài trong các giao dịch chiết khấu phải là các đối tác truyền thống. Đối với các đối tác mới, cần thực hiện ít nhất 3 giao dịch thành công , mới bắt đầu thực hiện chiết khấu.

Trong khi đó thì khách hàng được xếp loại A chi nhánh được cho vay tín chấp để thu mua, thì việc cho vay so với việc chiết khấu bộ chứng từ là thiếu an toàn hơn. Nên việc thực hiện như trên là chưa hợp lý. Đối với khách hàng loại A có thể thực hiện chiết khấu ngay giao dịch lần đầu.

Hiện nay tại NHNT đã áp dụng hình thức chiết khấu TTR (thực chất là hình thức bao thanh toán). Trong khi đó BIDV chưa thực hiện được. vì BIDVchưa thể quản lý và có được danh sách khách hàng an toàn thống báo trong hệ thống để áp dụng hình thức bao thanh toán hay gọi là chiết khấu TTR.

Một phần của tài liệu 52 Giải pháp nâng cap và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)