Triển vọng ngành thuỷ sản Việt Nam trong xu thế hội nhập trong thời gian tới :

Một phần của tài liệu 52 Giải pháp nâng cap và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 32 - 33)

Việt Nam, hiện xếp vị trí thứ 7 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, là lĩnh vực đầu tiên chịu thử thách, rủi ro từ hội nhập, các doanh nghiệp thuỷ sản đã tích luỹđược nhiều kinh nghiệm quý báu khi làm ăn trên thương trường quốc tế…

Hội nhập, mà cụ thể là gia nhập WTO, đối với doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, vốn lấy xuất khẩu làm nguồn thu chủ yếu thì chuyện hội nhập là chuyện có lợi cho họ vì sẽđược giảm thuế nhập khẩu và họ đã làm nhiều năm rồi. Tuy là “chuyện nhỏ”, trong thương trường, dù có từng trải mấy cũng không lường được hết rủi ro.

Khởi đầu từ một nền sản xuất phụ trong ngành nông nghiệp, chủ yếu là tự cung tự cấp phụ vụ nhu cầu trong nước, mãi đến những năm 1990, thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam cũng chỉ quanh quẩn trong khu vực Đông Âu. Nhưng giờ đây ngành thuỷ sản

33 vươn mình đứng dậy và trở thành một trong số ít lĩnh vực đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Đã tham gia vào thị trường thế giới thì phải tuân thủ những điều kiện, luật chơi của thị trường nứoc ngoài. Trong thời gian vừa qua xuất nhập khẩu thuỷ sản tăng lên nhanh chóng, gần 40% sản lượng thuỷ sản của thế giới đưa vào các hoạt động xuất nhập khẩu. trong đó các nước xuất khẩu là các nước đang phát triển. Những thị trường nhập khẩu lớn là những nước phát triển như châu âu, Nhật Bản, Mỹ…. Những nước nhập khẩu thường có khuynh hướng bảo hộ ngành sản xuất nội địa một cách chặt chẻ thông qua hàng rào phi thuế quan , các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và hệ thống qui định có liên quan đến môi trường sinh thái là những qui định bắt buộc đối với nhà xuất khẩu thuỷ sản. Những qui định này không hề có bất cứ sự nhân nhượng nào đối với các nước đang phát triển.

Nhờ sự phát triển ngành thuỷ sản của các nước trên thế giới, chủ yếu các nước đang phát triển, thuỷ sản đang mất đi tính xa xỉ, mà có khuynh hướng bình dân hoá tiêu dùng. thuỷ sản có khuynh hướng phân cực trong tiêu thụ, trong đó sản phẩm đắt tiền dành cho người tiêu dùng giàu có và sản phẩm rẽ tiền dành cho các thị trường nghèo; hầu như không có sản phẩm dư thừa. Chính vì vậy tạo điều kiện, các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ khác như trung đông, Trung Quốc, ASAN…

2.2.3.Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản ở Cà Mau từ năm 2003 đến năm 2005:

Có thể nói Cà Mau là địa phương có ngành thuỷ sản phát triển sôi động nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là điểm sáng về nuôi trồng và chế chiến thuỷ sản của cả nước.

Toàn tỉnh có diện tích nuôi thuỷ sản chiếm 31%, sản lượng nuôi tôm chiếm 30%, kim ngạch xuất khẩu 20% so với cả nước.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp trong tỉnh

ĐVT: Triệu USD

Một phần của tài liệu 52 Giải pháp nâng cap và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thủy sản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 32 - 33)