Yếu tố chính trị, luật pháp

Một phần của tài liệu 51 Xây dựng chiến lược và giải pháp hiện thực chiến lược tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại TP.HCM giai đoạn từ năm 2007-2015 (Trang 43 - 45)

– Để hạn chế sự xâm nhập ồ ạt vào lĩnh vực ngân hàng - một lĩnh vực được coi là cực kỳ nhạy cảm đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia, trong thời gian vừa qua, chính phủ chủ trương hạn chế cấp phép thành lập các ngân hàng thương mại mới cũng như tạm dừng quá trình cấp phép cho các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Một trong những vấn đề được giới tài chính ngân hàng hiện đang quan tâm là dự thảo về vốn pháp định của ngân hàng thương mại. Theo dự thảo này, một

ngân hàng mới thành lập phải có số vốn điều lệ thấp nhất là 1.000 tỷ Đồng và các ngân hàng thương mại đã được cấp phép thành lập thì đến cuối năm 2007 phải nâng vốn điều lệ lên như mức vốn pháp định vừa nêu. Đây có thể được coi là một rào cản xâm nhập ngành. Đứng ở góc độ của một nhà quản trị chiến lược, rào cản xâm nhập ngành này một mặt đảm bảo rằng các đối thủ cạnh tranh mới sẽ khó có thể gia nhập ngành, mặt khác buộc các ngân hàng thương mại phải không ngừng nỗ lực cải tổ hoạt động, lành mạnh hoá tình hình tài chính nếu không muốn bị đào thải.

– Có thể khẳng định rằng những thay đổi về môi trường pháp lý tài chính-ngân hàng ở nước ta trong suốt thời gian qua đã có những tác động to lớn trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho sự củng cố và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế. Rõ ràng nhất là trong năm 2005, một loạt các văn bản pháp quy được ban hành như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại,… đều đã rất gần với các chuẩn mực chung của quốc tế. Xu thế này được nhìn nhận là một tất yếu khách quan của hội nhập. Vấn đề đặt ra là với xu thế này, khi mà luật chơi đã được thiết lập một cách minh bạch, sân chơi đã bình đẳng thì các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối phó ra sao nếu tất cả các đặc quyền, đặc lợi đều bị tước bỏ trong khi năng lực cạnh tranh lại hết sức yếu kém.

– Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển vũ bão như hiện nay, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động ngân hàng trở thành một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, ngay cả khi các ngân hàng thương mại đã triển khai và ứng dựng ồ ạt công nghệ thông tin vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì các văn bản pháp quy về vấn đề này vẫn chưa có. Thực tế trong thời gian vừa qua cho thấy, các sản phẩm dịch vụ Homebanking, Phonebanking,…mặc dù rất được các ngân hàng thương mại lẫn khách hàng quan tâm sử dụng nhưng do cơ sở pháp lý chưa có nên phần lớn các ngân hàng thương mại chỉ triển khai một cách có giới hạn, cầm chừng. Như

vậy, bên cạnh tính tích cực khi quốc tế hoá, chuẩn mực hoá một số các quy định về hoạt động ngân hàng thì vẫn còn nhiều lĩnh vực mà pháp luật chưa điều tiết được.

Một phần của tài liệu 51 Xây dựng chiến lược và giải pháp hiện thực chiến lược tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại TP.HCM giai đoạn từ năm 2007-2015 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)