Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 51 Xây dựng chiến lược và giải pháp hiện thực chiến lược tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại TP.HCM giai đoạn từ năm 2007-2015 (Trang 33 - 36)

Tính đến thời điểm 31/12/2005, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đạt 5.736 tỷ Đồng (không kể các khoản cho vay liên ngân hàng, các khoản cho vay tài trợ ủy thác của bên thứ ba và các khoản cho vay ngân sách địa phương), chiếm tỷ trọng 3,37% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM. Nếu tính cả các khoản nợ cho vay liên ngân hàng, cho vay tài trợ ủy thác và cho vay ngân sách địa phương, tổng dư nợ đạt

khoảng 7.300 tỷ Đồng và chiếm tỷ trọng 4,28% thị phần tín dụng của địa bàn TPHCM. Dư nợ có tăng trưởng đều qua các năm và tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng thị phần tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM lại giảm đều.

Bảng 2.2: Dư nợ và thị phần tín dụng của

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đoạn 2003-2005

Đơn vị tính: tỷ Đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Dư nợ của CN NH ĐT&PT TPHCM 4,528 4,852 5,736

Tăng trưởng 7.16% 18.22%

Dư nợ của địa bàn TPHCM 101,006 136,624 170,200

Thị phần tín dụng 4.48% 3.55% 3.37%

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TPHCM - Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004,

2005

– Cơ cấu tín dụng

Hình 2.2: Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn vay (%)

0% 20% 40% 60% 80% 100% BIDV HCMC Địa bàn TPHCM BIDV HCMC Địa bàn TPHCM 2004 2005 Trung dài hạn Ngắn hạn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM - Báo cáo tổng kết năm 2004,

2005

9 Tỷ trọng cho vay trung dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM luôn chiếm tỷ trọng dưới 50% (năm 2004 là 45% và năm 2005 là 47%). Nếu như năm 2004 có sự mất cân đối khá nghiêm trọng giữa tỷ trọng huy

động vốn trung dài hạn (33%) và dư nợ trung dài hạn (45%) thì đến hết năm 2005, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đã đạt được sự cân bằng cần thiết giữa tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn và dư nợ trung dài hạn (đều đạt 47%).

9 Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, trong thời gian vừa qua, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM hạn chế việc cho vay không có tài sản đảm bảo. Tính đến cuối năm 2005, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo đạt gần 38% trong khi con số này tại thời điểm cuối năm 2003 là 20%.

9 Xét về hình thái giá trị của dư nợ, rõ ràng đã có sự dịch chuyển từ việc đi vay VND sang vay USD. Nếu như ở cuối năm 2003, chỉ có 26% dư nợ là bằng USD thì đến cuối năm 2005, có hơn 34% dư nợ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM là bằng USD. Tình hình này cũng tương tự như đối với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn TPHCM. Nguyên nhân của tình trạng này là do cuộc chiến lãi suất giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn dẫn đến lãi suất đầu vào nguồn vốn VND tăng, kéo theo lãi suất đầu ra-lãi suất cho vay quá cao. Trong khi đó, do lãi suất USD trên thị trường Việt Nam bị chi phối chủ yếu bởi lãi suất cơ bản do FED công bố kết hợp với việc tỷ giá hối đoái USD/VND được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp điều tiết nên phần lớn các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay USD đều muốn vay dưới hình thái giá trị này. Nắm bắt xu thế này của thị trường là vấn đề quan trọng vì nó có thể giúp các ngân hàng định hướng được chiến lược phát triển mà cụ thể là chiến lược phát triển các sản phẩm kinh doanh ngoại hối.

– Chất lượng tín dụng: tính đến 31/12/2005, trong tổng dư nợ 5.736 tỷ Đồng, số dư nợ quá hạn là 158 tỷ Đồng, chiếm 2,75% tổng dư nợ. Tuy vậy, điều đáng quan tâm là trong 5.736 tỷ Đồng tổng dư nợ có bao gồm khoảng 520 tỷ Đồng dư nợ cho vay theo chỉ định và theo kế hoạch nhà nước và trong 158 tỷ Đồng nợ quá hạn có đến 113 tỷ Đồng là nợ quá hạn cho vay theo chỉ định và theo kế hoạch nhà nước.

Như vậy, dư nợ thương mại mà Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM thẩm định và quyết định cho vay chỉ là 5.216 tỷ Đồng và nợ quá hạn của các khoản nợ thương mại này chỉ là 45 tỷ Đồng và chiếm 0,86% tổng dư nợ. Nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM phân theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN tại thời điểm 31/12/2005 là 551 tỷ Đồng, chiếm tỷ trọng 9,61% tổng dư nợ.

– Đánh giá chung về hoạt động tín dụng:

9 Với nền khách hàng cơ bản là các doanh nghiệp, các tổng công ty nhà nước chuyên doanh lĩnh vực xây lắp, đến nay, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm ngành xây lắp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM chiếm trên dưới 40% tổng dư nợ và phần lớn các khoản nợ này đều là nợ dài hạn. Do đó, trong giai đoạn hiện nay khi mà các tổng công ty nhà nước chuyên doanh lĩnh vực xây lắp kinh doanh thua lỗ thì khả năng thu hồi các khoản nợ đến hạn là rất khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM tập trung chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đồng thời hạn chế giải ngân các dự án cho vay trung dài hạn mà đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư xây lắp. Song song với việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng, Chi nhánh cũng tập trung đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, trích lập và xử lý bằng quỹ dự phòng các khoản nợ khó có khả năng thu hồi,…

9 Vấn đề đặt ra khi nghiên cứu hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM là vấn đề chiến lược. Thực tế cho thấy, ngay khi đứng trước nguy cơ khủng hoảng về nợ, các nhà quản trị vẫn chưa xác định được chiến lược phát triển đúng đắn, chưa định hướng được khách hàng mục tiêu cho hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu 51 Xây dựng chiến lược và giải pháp hiện thực chiến lược tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại TP.HCM giai đoạn từ năm 2007-2015 (Trang 33 - 36)