Quá trình sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản với mục đích tạo nên sản phẩm hoặc lao vụ nào đó theo nhiệm vụ sản xuất đã được xác định. Như vậy quá trình sản xuất cũng là quá trình phát sinh các khoản chi phí khác nhau để cấu thành nên sản phẩm hoặc lao vụ. Kế toán các khoản chi phí sản xuất phát sinh, qua đó tổng hợp để xác định giá thành sản phẩm, lao vụ là nhiệm vụ quan trong của kế toán quá trình sản xuất.
Các khoản chi phí để cấu thành nên bản thân sản phẩm, lao vụ bao gồm các khoản:
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả khoản vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ.
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Kết cấu của TK 621 như sau:
1.1 Tài khoản sử dụng
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất vào cuối kỳ.
Tài khoản 621 không có số dư.
1.2 Một số nghiệp vụ chủ yếu
- Nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho quá trình sản xuất , kế toán ghi: Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Có TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” - Vật liệu xuất sử dụng không hết nhập lại kho: Nợ TK152 : trị giá VL sử dụng không hết Có TK621:
- Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong kỳ để kết chuyển về tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154 “Chi SXKD dở dang”
Có TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp thanh toán cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm được quy định tính vào chi phí sản xuất.
2.1 Tài khoản sử dụng
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu của TK 622 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành vào cuối kỳ.
Tài khoản 622 không có số dư
2.2 Một số nghiệp vụ chủ yếu
- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh sẽ ghi: Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 334 “Phải trả NVL” – Lương công nhân sản xuất
Có TK 338 “Phải trả và phải nộp khác” – Khoản trích theo tiền lương
- Cuối kỳ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh để kết chuyển về tài khoản tính giá thành, sẽ ghi:
Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
3. Kế toán chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất cụ thể. Chi phí sản xuất chung được tập hợp hàng tháng, cuối tháng tiến hành tổng hợp và phân bổ vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm lao vụ do phân xưởng sản xuất ra.
- Để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau như phân bổ theo số giờ máy chạy, theo tiền lương, công nhân sản xuất, theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp …
Sau đây giới thiệu cách tính theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất Mức phân bổ chi
phí SX chung cho từng đối tượng
=
Chi phí SX chung thực tế
phát sinh trong tháng x CNSX của từngTiền lương đối tượng Tổng số tiền lương CNSX
của các đối tượng
- Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh
Bên Có: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng để kết chuyển vào cuối kỳ. Tài khoản 627 không có số dư.
3.2 Một số nghiệp vụ chủ yếu
- Khi tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh sẽ ghi: Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Có TK 152 “Nguyên vật liệu” Có TK 153 “Công cụ, dụng cụ” Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ” Có TK 334 “Phải trả NLĐ” …
- Cuối tháng khi đã phân bổ chi phí sản xuất chung vào các đối tượng có liên quan để kết chuyển về tài khoản tính giá thành, sẽ ghi:
Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Ví dụ:
- Chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng sản xuất hai loại sản phẩm A, B bao gồm:
1. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên phân xưởng: 200.000đ 2. Trích BHXH, KPCĐ theo quy định tính vào chi phí 38.000đ 3. Khấu hao TSCĐ: 400.000đ
4. Vật liệu xuất dùng trị giá 62.000đ
- Cuối tháng kế toán đã phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho SP A, B theo tỷ lệ với tiền lương CVSX. Biết rằng tiền lương CNSX sản phẩm A: 600.000đ, tiền lương CNSX sản phẩm B: 400.000đ.