Khi xuất kho: (áp dụng được cho cả hàng hóa, sản phẩm)

Một phần của tài liệu TAI LIEU DOC THEM NLKT ON THI (1) pdf (Trang 48 - 52)

III. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU

1. Tài sản cố định:

2.2 Khi xuất kho: (áp dụng được cho cả hàng hóa, sản phẩm)

Để quản lý hàng tồn kho nói chung, nguyên vật liệu nói riêng thì tùy theo đặc điểm của hàng tồn kho mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Các phương pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá hàng tồn kho nên cần được nghiên cứu để vận dụng phù hợp. Sau đây giới thiệu đặc điểm quản lý và hạch toán của từng phương pháp trước khi nghiên cứu các phương pháp tính giá xuất kho.

- Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất, tồn kho của vật tự nhiên, hàng hóa, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất. Mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thể hiện qua công thức sau:

Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ – Trị giá xuất trong kỳ = Trị giá tồn cuối kỳ.

- Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp mà trong kỳ kế toán chỉ tổ chức theo dõi các nghiệp vụ nhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, định giá rồi từ đó mói xác định trị giá hàng đã xuất trong kỳ. Do xuất phát từ đặc điểm như nêu trên nên mối quan hệ giữa trị giá nhập, xuất, tồn được thể hiện qua công thức:

TG tồn đầu kỳ + TG nhập trong kỳ – TG tồn (hiện có) cuối kỳ = TG xuất trong kỳ.

Khi sử dụng phương pháp này phải hết sức cẩn thận với hàng tồn kho cuối kỳ. Nếu bị sai sót thì điều này gây nên sự sai lầm về trị giá vật tư xuất dùng, giá vốn của hàng hóa bán ra, lãi gộp, thu nhập thuần, tài sản hiện hành và vốn của chủ sở hữu không những của kỳ này mà liên tục cho các kỳ tiếp theo bởi vì hàng tồn kho cuối kỳ này chính là hàng tồn kho đầu kỳ tiếp theo. Hơn nữa giá trị của hàng tồn kho rất lớn nên sự sai lầm này có thể làm thiệt hại một cách rõ ràng đến tính hữu dụng của các báo cáo tài chính. Vì thế phương pháp này được khuyến cáo cho nhiều doanh nghiệp không nên sử dụng nhất là trong điều kiện ngày nay đã có sự trợ giúp đắc lực của công cụ xử lý là máy tính.

Phương pháp kiểm kê định kỳ thường chỉ áp dụng thích hợp ở các đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại quy cách (như công ty bách hóa, công ty thực phẩm …) và các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ chỉ sản xuất và tiêu thụ duy nhất một loại sản phẩm.

Sau đây giới thiệu các phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu (sản phẩm, hàng hóa).

Để tính giá xuất kho vật liệu, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp: - Phương pháp thực tế đích danh

- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO) - Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO) - Phương pháp đơn giá bình quân

Việc sử dụng phương pháp nào là do doanh nghiệp quyết định nhưng phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán.

Tính giá xuất kho cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên

Để có căn cứ tính giá sẽ dùng số liệu của thí dụ sau cho tất cả các phương pháp - Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200kg, đơn giá 2.000đ/kg

- Tình hình nhập xuất trong tháng:

Ngày 01: Nhập kho 500kg, đơn giá nhập 2.100đ/kg Ngày 05: Xuất sử dụng 300kg

Ngày 10: Nhập kho 300kg, đơn giá nhập 2.050đ/kg Ngày 15: Xuất sử dụng 400kg

Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu

(1) Phương pháp thực tế đích danh:

Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra thuộc lần nhập kho thì lấy giá nhập kho lần nhập đó làm giá xuất kho.

Giả sử trong ví dụ trên thì số liệu vật liệu xuất ra trong ngày 05 gồm có 150kg thuộc số tồn đầu tháng; 150kg thuộc số nhập ngày 01, còn vật liệu xuất ra ngày 15 gồm có 250kg thuộc số nhập ngày 01 và 150kg thuộc số nhập ngày 10. như vậy trị giá vật liệu xuất được xác định là:

- Ngày 05: (150 x 2.000) + (150 x 2.100) = 615.000

- Ngày 15: (250 x 2.100) + (150 x 2.050) = 832.500 Cộng: 1.447.500

(2) Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):

Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra được tính theo giá xác định theo thứ tự nhập vào, nhập vào trước xuất ra trước và lần lượt tiếp theo. Như vậy theo ví dụ trên thì trị giá vật liệu xuất sử dụng là:

- Ngày 05: (200 x 2.000) + (100 x 2.100) = 610.000

- Ngày 15: 400 x 2.100 = 840.000

Cộng: 1.450.000

(3) Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):

Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra trước tính theo giá của lần nhập sau cùng trước khi xuất và lần lượt tính ngược lên theo thời gian nhập.

Như vậy theo thí dụ trên thì trị giá vật liệu xuất sử dụng là:

- Ngày 05: 300 x 2.100 = 630.000

- Ngày 15: (300 x 2.050) + (100 x 2.100) = 825.000 Cộng: 1.455.000

Đặc điểm của phương pháp này là vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn giá bình quân (ĐGBQ) của vật liệu tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho.

ĐGBQ = Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳTrị giá VL tồn đầu kỳ + Trị giá VL nhập trong kỳ Trị giá VL xuất

trong kỳ =

Số lượng vật liệu

xuất trong kỳ x ĐGBQ

Như vậy theo ví dụ trên xác định ĐGBQ và trị giá vật liệu xuất như sau: ĐGBQ = (200 x 2.000) + {(500 x 2.100) + (300 x 2.050)}200 + 800 = 2.065đ/kg Trị giá vật liệu xuất:

Ngày 05: 300 x 2.065 = 619.500 Ngày 15: 400 x 2.065 = 826.000 Cộng: 1.445.500đ

Ngoài cách xác định như trên, đơn giá bình quân còn có thể tính cho từng lần xuất ra nếu trước đó có nhập vào (gọi là bình quân liên hoàn). Theo ví dụ trên thì vật liệu xuất ra được xác định như sau:

ĐGBQ ngày 05 = (200 x 2.000) + (500 x 2.100)200 + 500 = 2.071đ/kg Trị giá xuất ngày 05: 300 x 2.071 = 621.300

ĐGBQ = 828.700 + (300 x 2.050) = 2.062đ/kg

400 + 300

Trị giá xuất ngày 15: 400 x 2.062 = 824.800

Tổng trị giá VL xuất = 621.300 + 824.800 = 1.446.100

Tính giá xuất cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:

Các số liệu tính toán dựa vào ví dụ cho sẵn sau:

- Vật liệu tồn kho đầu tháng: 200kg, đơn giá 2.000đ/kg

- Vật liệu nhập kho trong tháng:

+ Ngày 01: Nhập kho 500kg, đơn giá 2.100đ/kg + Ngày 10: Nhập kho 300kg, đơn giá 2.050đ/kg

- Cuối tháng kiểm kê xác định vật liệu hiện tồn kho là 300kg.

(1) Phương pháp thực tế đích danh:

Phải chỉ ra được vật liệu tồn kho cuối tháng thuộc lần nhập nào để xác định trị giá vật liệu tồn kho cuối tháng và từ đó xác định trị giá vật liệu xuất trong tháng.

Giả sử 300kg tồn kho cuối tháng xác định được có 100kg thuộc số vật liệu tồn kho đầu tháng và 200kg thuộc số vật liệu nhập ngày 01. Như vậy trị giá vật liệu xuất trong tháng là:

(200 x 2.000) + {(500 x 2.100) + (300 x 2.050)} – {(100 x 2.000) + (200 x 2.100)} 400.000 1.665.000

(2) Phương pháp nhập trước xuất trước:

Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo giá theo thứ tự từ số vật liệu có mặt tại kho trước nhất trở đi. Như vậy theo ví dụ trên thì trị giá vật liệu xuất trong tháng được xác định:

400.000 + 1.665.000 – {(200 x 2.000) + (100 x 2.100)} = 1.445.000

(3) Phương pháp nhập sau xuất trước:

Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo giá của lần nhập cuối cùng của tháng và lần lượt tính ngược lên. Như vậy theo ví dụ trên thì trị giá vật liệu xuất trong tháng được xác định:

400.000 + 1.665.000 – (300 x 2.050) = 1.450.000

(4) Phương pháp đơn giá bình quân:

Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo đơn giá bình quân được xác định một lần vào cuối tháng:

ĐGBQ = 400.000 + 1.665.000200 + 800 = 2.065đ/kg

Như vậy trị giá vật liệu xuất trong tháng được xác định: 400.000 + 1.665.000 – (300 x 2.065) = 1.445.500

Chương V

Một phần của tài liệu TAI LIEU DOC THEM NLKT ON THI (1) pdf (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w