KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực hiện dịch vụ giao nhận theo hợp đồng ủy thác (Trang 105 - 109)

- Tỷ giá USD cố định trong suốt thời gian vay vốn Thời hạn cho vay: Tối thiểu 03 tháng, tối đa là 06 tháng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đối với Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, theo phân tích thì trong ba năm vừa qua, công ty đã đạt mức tăng trưởng đáng kể về doanh thu, về kim ngạch nhập khẩu.

- Doanh thu năm 2008 là 24,796,015 ngàn đồng.

- Doanh thu năm 2009 là 40,919,573 ngàn đồng tăng 16,123,558 ngàn đồng so với năm 2008, với tỷ lệ tăng là 65.02 %.

- Doanh thu năm 2010 là 95,463,742 ngàn đồng tăng 54,544,169 ngàn đồng so với năm 2009, tăng với tỷ lệ rất cao là 133.30 %.

Lợi nhuận của công ty cũn g t ăn g r ất đ án g k ể t ron g n h ữn g n ăm qua, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 là 1,984,261 ngàn đồng, năm 2009 là 1,664,731 ngàn đồng giảm 16.10 % so với năm 2008. Nhưng sang năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty là 4,866,544 ngàn đồng tăng 192.33 % so với năm 2009, tăng với tỷ lệ rất cao. Đánh dấu sự phát triển của công ty. Giai đoạn vừa qua là những năm có nhiều biến động tình hình kinh tế không ổn định mà công ty đã đạt được những thành tựu như vậy là rất đáng hoan ngênh. Điều đó hứa hẹn trong năm 2011, khi nền kinh tế dần dần được khôi phục thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho công ty phát tiển hơn nữa.

KIẾN NGHỊ

*Đối với Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn

- Hiện nay, ngoài đồng USD còn có nhiều loại ngoại tệ có giá trị thanh toán quốc tế như EUR, GBP, JPY,… Điều này tạo cho doanh nghiệp có thể thực hiện chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, từ đó doanh nghiệp có thể chọn những ngoại tệ nào tương đối ít biến động về tỷ giá hoặc có quan hệ mua bán lớn để thực hiện các khoản thanh khoản. Đây là một chiến lược kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp không nên tập trung vào một đồng ngoại tệ (USD) như hiện nay. Bởi khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng bất lợi. Do đó chúng ta nên lựa chọn những ngoại

tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất.

Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch thương mại tăng trong mấy năm gần đây và đang có xu hướng ngày càng mở rộng. Với mức thương mại như vậy, việc đưa đồng EUR vào lưu thông sẽ giảm đi phức tạp và đa dạng chủng loại tiền trong thanh toán quốc tế. Trước xu hướng như vậy, các doanh nghiệp cần phải mở cho mình một tài khoản bằng EUR để thuận tiện hơn trong giao thương với các quốc gia khác. Giao dịch bằng EUR tại các nước EU, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn chi phí và thời gian giao dịch, dễ dàng so sánh giá với các đối tác.

- Để giảm thiểu những rủi ro về biến động tỷ giá, doanh nghiệp cần phải lựa chọn công cụ, những công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá như sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau,…

Hợp đồng kỳ hạn là họp đồng mà việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết. Đặc điểm của loại hợp đồng này là tỷ giá giao dịch được xác định trước và không thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng. Vì thế số lượng ngoại tệ thu về hay chi ra được tính toán trước và là cố định cho dù tỷ giá trên thị trường có biến động tăng lên hay giả đi so với tỷ giá kỳ hạn. Song những người dùng hợp đồng kỳ hạn thường phải có khả năng dự báo tỷ giá. Tuy nhiên, người xuất khẩu luôn xác định được trước lượng chi phí bỏ ra để sản xuất hàng xuất khẩu, vì vậy trong hợp đồng kỳ hạn, người xuất khẩu không những tránh được rủi ro tỷ giá mà còn biết trước hiệu quả kinh doanh.

Còn hợp đồng giao sau là hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng,… tất cả đều được sở giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa thuận là giá cả. Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là mức giá được tính toán gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác trừ giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng thường được qui định giao nhận hàng ở một vài thời điểm nhất định trong năm mà thôi, khi đó giá giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ hạn chính là mốc đã định sẵn ở trên.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng hợp đồng quyền lựa chọn tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro đối với những biến động về đồng tiền của đối thủ cạnh tranh nhằm đảm bảo năng lực canh tranh của doanh nghiệp.

* Đối với NHNN Việt Nam:

- NHNN cần đa dạng hóa dự trữ quốc gia. Thay thế chế độ tỷ giá gắn với USD bằng chế độ tỷ giá gắn với một rổ tiền tệ. Theo đó tỷ giá hối đoái được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối và xu hướng biến động của các đồng tiền chủ chốt có thể từ 3 đến 5 đồng tiền có tỷ trọng thương mại lớn nhất. Các đồng tiền này sẽ tham gia vào rổ tiền tệ với trọng số theo quan hệ thương mại và đầu tư vào VN. NHNN cần xem xét lại cơ cấu dự trữ ngoại hối hiện tại để có những điều chỉnh tương ứng với mục tiêu đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ hay mức dự trữ ngoại hối.

Chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam nên điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ giá đồng VND nhằm góp phần cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng Việt Nam và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, không nên phá giá quá mạnh đồng nội tệ bởi hầu hết chúng ta xuất khẩu sản phẩm theo sản lượng của các sản phẩm này lệ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự nhiên (trữ lượng các nguồn tài nguyên, đất đai, thời tiết...), nên về cơ bản ít co giãn về nguồn cung ứng khi có sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt trong ngắn hạn. Mặt khác, chúng ta lại nhập khẩu nguyên liệu trong sản xuất hàng xuất khẩu, khi mà đồng VND mất giá mạnh thì ảnh hưởng rất lớn tới chi phí và giá cả của sản phẩm xuất khẩu, từ đó làm giảm cạnh tranh,… Do đó, nhà nước cần phải tính toán kỹ xem nên giảm giá đồng VND ở mức bao nhiêu là cho phù hợp trước bối cảnh hiện tại.

- NHTW cần có chính sách lãi suất phù hợp, điều chỉnh lãi suất phải gắn với điều chỉnh giá cả, đồng thời phải gắn với việc xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá và phải được điều chỉnh hàng ngày căn cứ vào sức mua của đồng tiền Việt Nam. Bên cạnh đó, cần thu hẹp khoảng cách lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ đồng thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Tránh tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động tìm cách vay vốn các ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp thông qua mua hàng trả chậm, dẫn đến tình trạng nhập siêu. Vì vậy, cần điều chỉnh và hoàn thiện lãi suất để lãi suất thực sự trở thành giá cả mua bán trên thị trường và luồng vốn của ngân hàng ngày càng tiếp cận với các doanh nghiệp.

* Đối với ngân hàng

Về phía ngân hàng, hiện nay các công cụ bảo hiểm tỷ giá chưa được sử dụng phổ biến, chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa biết sử dụng vì còn mới lạ. Vì vậy, ngân hàng cần cung cấp thêm nhiều công cụ bảo hiểm tỷ giá hơn nữa và có những nhân viên am hiểu về lĩnh vực này để có thể tư vấn cho khách hàng, giúp ngân hàng có thêm nhiều khách hàng và gia tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Thực hiện dịch vụ giao nhận theo hợp đồng ủy thác (Trang 105 - 109)