Lãi suất Năm

Một phần của tài liệu Thực hiện dịch vụ giao nhận theo hợp đồng ủy thác (Trang 66 - 79)

Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến lạm phát hàng tháng năm

2.3.1.3. Lãi suất Năm

Năm 2008 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08 Tháng Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008

Từ đầu năm 2008 lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD. Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ 4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày 30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm và xuống 2,0%/năm trong tháng 3/2008, từ đầu tháng 10/2008 xuống

16,00%14,00% 14,00% 12,00% 10,00% 8,00% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% VNĐ USD

1,5%/năm. Ngày 30/10/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD xuống còn 1,0%/năm, lần thứ 8 kể từ tháng 9/2007 và mức thấp nhất kể từ năm 2004. Từ ngày 16/12/2008, FED điều chỉnh lãi suất chủ đạo đồng USD xuống còn 0 – 0,25%/năm.

Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến tháng 7/2008 các NHTM thường xuyên thực hiện tới 2 – 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, từ tháng 9/2008 mới điều chỉnh giảm nhẹ, đến tháng 10- 2008 lãi suất huy động vốn USD cao nhất còn 6,5%/năm và lãi suất cho vay USD bình quân còn 9%/năm. Đến cuối tháng 10/2008, lãi suất USD tiếp tục được các NHTM điều chỉnh giảm nhẹ hơn nữa, lãi suất huy động USD cao nhất xoay quanh mức 6%/năm và lãi suất cho vay USD xoay quanh mức 8,5%/năm. Đến tháng 12/2008, lãi suất huy động USD giảm xuống chỉ còn phổ biến ở mức 4,5% đến 5,0% đối với kỳ hạn 12 tháng và lãi suất cho vay USD cũng phổ biến ở mức 6,5% - 7,0%/năm.

NĂM 2010

Bến động lãi suất:

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.9: Biểu đồdiễn biến lãi suất trong quí 1/2010

Nhìn vào biểu đồ 2.9 ta có thể thấy, mặc dù lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm từ 17-18%/ năm xuống còn 15-16%/năm nhưng một số ngân hàng vẫn bị ứ vốn do doanh nghiệp không vay vì lãi suất theo họ vẫn còn cao. Và xu hướng chung của doanh nghiệp là chuyển sang vay USD với lãi suất chỉ bằng 1/3 của VND. Theo Tuoitre Online, Đại diện sở giao dịch 2 NH Công thương cho biết vay USD trong quý 1-2010 tại NH này tăng 28%,trong khi vay VND chỉ tăng 5,5%.

Với lãi suất như vậy các doanh nghiệp cũng rất khó tiếp cận được vốn ngân hàng và kể cả các NHTM nhà nước cũng đang hạn chế cho vay, nhiều ngân hàng đã đưa lãi suất cho vay trung dài hạn lên đến mức 18 - 19%/năm, trong khi cho vay ngắn hạn với lãi suất 12% thì rất nhỏ giọt, làm cho khó có doanh nghiệp nào chấp nhận được và điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp không muốn vay. Tình hình lúc này là các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng rất khó khăn, vay ngân hàng không được các doanh nghiệp chỉ còn phải huy động hết nguồn vốn bên ngoài như người thân, bạn bè… để chống đỡ, nhưng nếu Chính phủ không làm gì để cải thiện tình trạng lãi suất hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên điêu đứng.

Bảng 2.15: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý I năm 2010)

Lãi suất huy động Loại tiền Không kỳ hạn 1 tuần – 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng Nhóm NHTMNN VND 2,4–3,0 8,0-9,0 10-10,2 10-10,3 10,4-10,49 10,4-10,49 USD (áp dụng đối với TCKT) 0,2-0,3 1,0 1,0 1,0 1,0 USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,2-0,3 2,3-2,8 2,6-3,2 3,0-4,0 3,4-4,0 Nhóm NHTMCP VND 2,4-4,2 10,0-10,49 10,49910,3- 10,49910,3- 10,4-10,499 10,4-10,499 USD (áp dụng đối với TCKT) 0,2-0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,25-1,0 3,3-4,0 3,5-4,2 3,6-4,5 3,8-4,8

Lãi suất cho vay Loại tiền Ngắn hạn Trung,dài hạn

Nhóm NHTMNN VNDUSD 5,5-6,012,0 14,0-15,06,0-7,0 Nhóm NHTMCP VND 12,0 15,0-17,0 USD 6,0-8,0 6,5-8,0

(Nguồn: Thông cáo báo chí - Thông tin hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước)

Những tuần đầu tháng 4 mặt bằng lãi suất trên thị trường vẫn chưa có nhiều thay đổi đáng kể, bình quân LSHĐ của các ngân hàng là 13 - 14%/năm cho nên lãi suất cho vay của ngân hàng đa số là 18%, cá biệt có ngân hàng 20%, còn 16%/năm thì rất ít ngân hàng cho vay. Muốn trả được lãi suất trên thì doanh nghiệp phải có lợi nhuận từ 25%/năm trở lên, và ngành sản xuất thì không thể đảm bảo được mức lợi nhuận đó.

Bảng 2.16: Một số ngân hàng và các mức lãi suất cam kết cho vay đã báo cáo với NHNN:

Ngân hàng Mức lãi suất cho vay

Tối đa Nông dân Xuất khẩu

Agribank 14,5% 13,2% 14% VietinBank 14% 13,5% 13,5% Vietcombank 14% - 14,5% 14% - 14,5% 14% - 14,5% BIDV 14% 13% 12% Hàng Hải 15% - 12% Sacombank 15% 13,8% 14% ACB 14%-15% 14,5% 14% Đông Á 15,6% 15% 14,4% VPBank 14,5% - 14% Eximbank 15% 15% - Techcombank 18% 17,5% 16,25% Quân Đội 13,7%-14,5% - 13,7% Quốc tế (VIB) 15% 15% 14%

(Nguồn: Thông cáo báo chí - Thông tin hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước)

Muốn giảm lãi suất cho vay thì các ngân hàng phải giảm LSHĐ. Tuy nhiên, trên thực tế LSHĐ của các ngân hàng cổ phần, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, vẫn còn khá cao; nếu tính luôn cả khuyến mãi thì thấp nhất cũng là 12%/năm, còn cao thì đến 14%/năm. Điều đó khiến cho lãi suất cho vay không thể giảm nhanh theo lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng. Lý do mà LSHĐ cũng như lãi suất cho vay chưa thể giảm nhanh là vì nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu đến từ tiết kiệm dân cư và vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp. Vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp hiện cũng đã nằm trong ngân hàng chứ không thể giữ ở nhà, có chăng chỉ là chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác nên không thể tăng mạnh, trong khi tiền nhàn rỗi của dân cư

thì không thể tăng trong một sớm một chiều. Ngân hàng cũng không dám giảm nhanh LSHĐ từ dân cư, cho nên lãi suất cho vay khó lòng giảm vào lúc này.

Bảng 2.17: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý II năm 2010)

Lãi suất huy động niêm yết Loại tiền Không kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng

Nhóm NHTMNN VNDUSD 2,4–3,0 11-11,5 11-11,5 11-11,5 10,5-11,5 (áp dụng đ/v TCKT) 0,2-0,3 1,0 1,0 1,0 1,0 USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,2-0,3 3,4-3,5 3,5-3,8 3,5-4,2 3,8-4,3 Nhóm NHTMCP VND 2,4-4,2 11-11,5 11-11,5 11-11,5 11-11,5 USD (áp dụng đ/v TCKT) 0,2-0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,25-1,0 3,5-4,2 3,6-4,4 4,0-4,7 4,0-5,0

Lãi suất cho vay phục vụ SX -

KD Loại tiền Ngắn hạn Trung, dài hạn

Nhóm NHTMNN

VND

(Trong đó đối với sx nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu)

13-14 12-12,5 13,5-14,5 13-13,5 USD 5,5-6,0 6,0-7,0 Nhóm NHTMCP VND

(Trong đó đối với sx nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu)

14-14,5 12,5-13,5

14,5-15,5 13,5-14,5

USD 6,0-8,0 6,5-8,0

(Nguồn: Thông cáo báo chí - Thông tin hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước)

Bước sang quý III năm 2010, LSHĐ bình quân trên tất cả các kỳ hạn của NHTM đạt 11%, lãi suất cho vay là 13,4%. Kể từ 1/7, tất cả các NHTM nhà nước và một số ngân hàng cổ phần lớn cũng đã áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi 12 - 12,4%/năm đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho vay phục vụ xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong hai tuần cuối tháng 7, biểu lãi suất niêm yết của 36 ngân hàng cho thấy, các ngân hàng đang dần dần đưa LSHĐ VND ở hầu hết các kỳ hạn về quanh mức 11,2% với mức lãi suất trung bình cao nhất 11,3%/năm hiện thuộc về các kỳ hạn 6 và 12 tháng. Trong khi đó, các kỳ hạn dài hơn từ 13 - 36 tháng còn có mức lãi suất trung bình thấp hơn rất nhiều khoảng 10,97%/năm.

Mặt bằng LSHĐ và cho vay VND trong tháng 8/2010 có xu hướng ổn định, trong đó LSHĐ VND dao động ở mức 10,6 - 11,2%/năm; lãi suất cho vay VND ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 12 - 12,5%/năm đối với nhóm NHTM nhà nước và 12,5 - 13,5%/năm đối với nhóm NHTM cổ phần, lãi suất cho vay kinh doanh khác phổ biến ở mức 13 - 15%/năm. Lãi suất cho vay kinh doanh chứng khoán, tiêu dùng phổ biến ở mức 16 - 20%/năm.

Bảng 2.18: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý III năm 2010)

Lãi suất huy động

niêm yết Loại tiền Không kỳ hạn 1 tháng trở xuống 3 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng

Nhóm

NHTMNN VNDUSD 2,4–3,0 7,5-10,5 11-11,2 11-11,2 11-11,2 10,5-11,2

(a/d đối với TCKT) 0,2-0,3 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

USD (a/d đ/v cá nhân) 0,2-0,3 3,5-3,7 3,6-3,9 3,8-4,2 3,5-4,5 3,8-4,5 Nhóm NHTMCP VND 2,4-4,2 7,8-11 11-11,2 11-11,2 11-11,2 10,5-11,2 USD

(a/d đối với TCKT) 0,2-0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

USD

(a/d đ/v cá nhân) 0,25-1,0 3,6-4,2 3,9-4,6 4,2-5,0 4,2-5,2 4,5-5,3

Lãi suất cho vay phục

vụ SX - KD Loại tiền Ngắn hạn Trung, dài hạn

Nhóm NHTMNN

VND

(Trong đó đối với sx nông nghiệp, nông thôn

và xuất khẩu) 13-14 11-12,5 13,5-14,5 12,5-13,5 USD 5,5-6,0 6,0-7,0 Nhóm NHTMCP VND

(Trong đó đối với sx nông nghiệp, nông thôn

và xuất khẩu) 13,5-14,5 11,5-13 14-15,5 13,5-14,5 USD 5,5-6,5 6,5-8,0

(Nguồn: Thông cáo báo chí - Thông tin hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước)

Quý IV năm 2010, lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến ở mức 13,5 - 14,5%/năm tại các NHTM nhà nước và 14 - 15,5% tại các NHTM cổ phần, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất là 15 - 17%/năm.

Nguyên nhân sâu xa của lãi suất cao cần được nhìn nhận từ thực tế yếu kém của thị trường tài chính Việt Nam, trong đó nguyên nhân trực tiếp và nổi bật là do cơ chế lãi suất thỏa thuận đã cho phép các TCTD có quyền điều chỉnh lãi suất cho vay tùy theo tình hình thị trường và nhiều TCTD đã điều chỉnh tăng lãi suất theo định kỳ, nhưng người vay phải chấp nhận vô điều kiện, điển hình là đối với cho vay tiêu dùng với lãi suất trung dài hạn khoảng 17%/năm. Ngoài ra, giá vàng, tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ tăng cao và lo ngại về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm cũng là những yếu tố khiến cho việc giảm LSHĐ của các TCTD gặp khó khăn. Nguyên nhân lãi suất cao có thể do TCTD phải huy động với lãi suất cao, nhưng chừng nào lãi suất cho vay còn cao thì vẫn có tình trạng “tạo sự khan hiếm tiền đồng” để trục lợi và mặt bằng lãi suất vì thế khó giảm nếu không nói là không thể giảm.

Nếu như ngân hàng không đưa lãi suất tiền đồng lên cao thì không huy động được, nhưng khi lãi suất cho vay tăng cao thì doanh nghiệp gặp khó khăn. Lãi suất đang là bài toán khó đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Bản thân các doanh nghiệp thì đau đầu vì LSHĐ tăng nhanh và tăng cao, nên lãi suất cho vay của ngân hàng theo đó cũng tăng lên. Cho nên với mức huy động 14% thì lãi suất cho vay tiền đồng thấp nhất cũng là 17%/năm cũng có ngân hàng hiện nay đẩy lãi suất lên đến 20 - 21%. Cuối năm là thời điểm mở rộng sản xuất kinh doanh chuẩn bị hàng Tết, nhưng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu e ngại lãi suất đẩy chi phí lên cao và thu hẹp quy mô hoạt động. Điều này dẫn đến khan hiếm hàng hóa và giá cả tăng cao vào các tháng cuối năm.

Việc điều chỉnh lãi suất tăng có hiệu quả trước mắt đối với việc kiềm giữ tỷ giá, vì các doanh nghiệp giảm vay VND để mua ngoại tệ. Các doanh nghiệp có ngoại tệ cũng ít giữ hơn vì họ cũng cần VND để sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, về lâu dài Chính phủ và NHNN cần phối hợp các biện pháp khác để bình ổn tỷ giá và mau chóng điều chỉnh giảm lãi suất. Bởi việc lãi suất tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước do chi phí tăng theo, làm ảnh

hưởng đến phục hồi kinh tế. Doanh nghiệp không dám đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc. Các hợp đồng kinh doanh khó thỏa thuận, khó triển khai vì giá cả không ổn định. Nếu kéo dài, bước sang năm 2011, hàng hóa sản xuất trong nước sẽ khan hiếm, giá cả tăng cao, lạm phát sẽ cao hơn, nhập siêu lớn hơn và lại gây bất lợi cho điều hành tỷ giá.

Ngày 2/12, một vài ngân hàng cổ phần nhỏ đã đưa lãi suất tiết kiệm kỳ hạn ngắn lên 16% một năm.

Ngày 8/12, Techcombank đã nổ một "quả bom" khi đưa lãi suất lên 17% và cộng cả lãi suất thưởng là 17,6% đây thực sự là một cú sốc trên một nền lãi suất đã quá cao.

Việc Techcombank – ngân hàng thuộc diện đại gia trong giới cổ phần, công bố mức lãi suất tiết kiệm lên tới 17% một năm là một cú sốc lớn đối với thị trường. Tuy nhiên, khi nhiều ngân hàng chưa kịp phản ứng chính thức với lãi suất 17% thì thị trường lại dựng ngược với LSHĐ 18% của Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank). Điều này đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay sẽ tăng đột biến hiện tại mức lãi suất phổ biến ở mức 20 - 23%/năm.

Yếu tố thanh khoản cuối năm và nhu cầu vay của các doanh nghiệp phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết, bây giờ cộng thêm nhu cầu tiền đồng từ sự chuyển đổi nắm giữ ngoại tệ sang nắm giữ nội tệ của doanh nghiệp, lãi suất tiền đồng chỉ còn một con đường là phải đi lên. Điều này ảnh hưởng đến công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn rất lớn.

Bảng 2.19: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến ngày 10/12/2010)

Lãi suất huy động

niêm yết Loại tiền Không kỳ hạn trở xuống1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng

Nhóm NHTMNN VND 2,4–3,0 7,5-8,0 12-13,5 12-13,5 12-13 USD (áp dụng đối với TCKT) 0,2-0,3 1,0 1,0 1,0 1,0 USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,2-0,3 3,5-3,7 3,7-3,9 4,0-4,5 4,4-4,8 Nhóm NHTMCP VNDUSD 2,4-4,2 12-13 13,5-15 13,5-15 13-14 (áp dụng đối với TCKT) 0,2-0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,25-1,0 3,6-4,2 3,9-5,0 4,0-5,1 4,2-5,2

Lãi suất cho vay phục

vụ SX – KD Loại tiền Ngắn hạn Trung, dài hạn

Nhóm NHTMNN

-VND áp dụng đ/v sản xuất kinh doanh thông thường

- VND áp dụng đ/v nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu

13-14,2 12-13 15-16 13-14 USD 5,5-6,0 6,0-7,0 Nhóm NHTMCP - VND áp dụng đ.v sản xuất kinh doanh thông thường

- VND áp dụng đ/v nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu

15-16 13-14

16-18 14-15

USD 5,5-6,5 6,5-8,0

(Nguồn: Thông cáo báo chí - Thông tin hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước)

Với mức lãi suất cho vay hiện tại, chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng, tất yếu kéo theo sự gia tăng của mức giá chung. Doanh nghiệp khó vay vốn đã đành nhưng khi vay vốn được, trong bối cảnh kinh tế hiện tại hiệu quả kinh doanh cũng chưa chắc đã cao. Vòng quay lãi suất – chi phí – lạm phát lại xuất hiện.

Theo như lý thuyết thì khi lãi suất của đồng nội tệ cao hơn lãi suất của đồng ngoại tệ, người ta sẽ có xu hướng chuyển từ đồng ngoại tệ sang nội tệ để được hưởng lãi suất cao, điều này sẽ làm cho cầu về nội tệ tăng làm cho đồng nội tệ lên giá hay tỷ giá giảm. Nhưng trong trường hợp này là lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD, vào quí 1/2010 lãi suất của VND vào khoảng 10%/năm còn lãi suất của USD theo FED là khoảng 4%/năm, một mức chênh lệch khá cao, theo lý

Một phần của tài liệu Thực hiện dịch vụ giao nhận theo hợp đồng ủy thác (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w