Chỉ trên 2 năm hoạt động, ngân hàng TCMP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội đã có những thành công đáng kể. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 đã lên tới 71.77 tỷ - đây quả là một co số đáng tự hào đối với một chi nhánh mới thành lập. Với những thành tích đạt được trong công tác bảo đảm tiền vay đã góp một phần không nhỏ vào những thành công đó. Cụ thể:
Một là, chi nhánh luôn đánh giá đúng mức vai trò của bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng. Với quan niệm bảo đảm tiền vay chỉ là một trong
những căn cứ để ra quyết định tín dụng chứ không phải là nguyên tắc tín dụng. Điều đó có nghĩa, xem xét tài sản bảo đảm chỉ là một phần mà quan trọng hơn là phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có khả thi hay không.
Hai là,công tác bảo đảm tiền vay được thực hiện khá linh hoạt, đồng đều giữa các hình thức bảo đảm bằng tài sản. Điều đó đã góp phần mở rộng
quan hệ tín dụng của chi nhánh đặc biệt là tín dụng ngoài quốc doanh. Linh hoạt ở chỗ: ngân hàng luôn tìm cách thuận lợi nhất cho khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn kinh doanh. Đối với những khách hàng có đủ tài sản có thể vay bằng hình thức cầm cố, thế chấp. Song không vì thế mà đối với các khách hàng ít tài sản bảo đảm hay chưa có uy tín tên tuổi trên thị trường sẽ không được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Vì với phương châm hoạt động “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”. Do đó, đối tượng khách hàng này vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu vay vốn của mình thông qua
hình thức bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay miễn là phương án sản xuất kinh doanh của họ có tính khả thi cao theo cách nhìn nhận đánh giá của ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng lý giải cho sự tăng dư nợ nhanh chóng trong các năm qua.
Ba là, chất lượng công tác định giá tài sản bảo đảm không ngừng được nâng cao. Nếu như những ngày đầu thành lập, bộ phận định giá chưa được
chuyên môn hóa, nhận định đánh giá còn mang nặng tính chủ quan thì nay chi nhánh Hà Nội đã có riêng một phận định giá – Phòng định giá tài sản bảo đảm. Điều này đã giúp cho việc phân tích, thẩm định khách hàng ngày càng trở lên chuyên nghiệp, đúng đắn và chính xác hơn dựa vào các thông số mang tính khoa học, khả thi. Thực tế 2 năm hoạt động đã minh chứng điều đó, tại chi nhánh không có nợ xấu, nợ quá hạn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ (năm 2006 là 4.92% đến năm 2007, nợ quá hạn đã được giảm xuống còn 0.46%).
Bốn là, Việc thực hiện bảo đảm tiền vay góp phần hạn chế những tổn thất trong kinh doanh, thực hiện mục tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. SCB Hà Nội luôn chấp hành nghiêm túc cơ chế quản lý tín dụng
của NHNN, áp dụng rộng rãi các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, mở rộng về đối tượng khách hàng, đa dạng hóa về hình thức cho vay nhằm hạn chế rủi ro ở mức có thể, minh chứng là: tại chi nhánh không có nợ xấu, nợ quá hạn ở mức luôn ở một tỷ lệ cho phép, đặc biệt ở năm 2007 chỉ còn 0.92% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã có những bước đi táo mạo khi áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành trong tương lai. Đây là tài sản có tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là các khoản phải thu hình thành trong tương lai. Đối các NHTM khác, dư nợ cho vay đối với loại tài sản này rất nhỏ, còn riêng ở chi nhánh, thì nó chiếm một tỷ trọng tương đối ảnh hưởng. Kết quả thực hiện thật đáng nể khi chi nhánh đã thu hồi đủ nợ và không có nợ quá hạn ở
khoản mục này. chứng tỏ Chi nhánh đã có những chiến lược đúng đắn trong việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, góp phần hoàn thiện trong công tác bảo đảm tiền vay được an toàn hơn.
Năm là, chi nhánh đã có bước đi mang tính chiến lược, đúng đắn trong việc phát triển quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh. Điều này phù hợp với xu thế phát triển chung của nền
kinh tê – kinh tế thị trường, đặc biệt là trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ.
Sáu là, tại chi nhánh tiến hành phân công nhiệm vụ, chức năng các phòng ban rất rõ ràng, bảo đảm đúng người đúng việc, nhằm phát huy năng
lực của từng cá nhân cũng như khả năng làm việc theo nhóm. Có chế độ thưởng phạt phân minh, gắn quyền hạn và trách nhiệm của mình trong quyết định công việc chẳng hạn như cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm về những kết luận về giá trị tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm trước mức cho vay, thời hạn…đối với việc phân tích và nhận định của mình…Từ đó nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng đồng nghĩa là việc thực hiện bảo đảm tiền vay sẽ an toàn, hiệu quả hơn.