Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, tăng khá nhanh cả về mặt tương đối và tuyệt đối, đóng góp đáng kể trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh.
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 391.24 100 1051.4 4 100 660.20 168.75 Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba 67.79 17.33 262.86 25 195.07 287.76
(Nguồn: Báo cáo phân nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro năm 2006 – 2007)
Cụ thể, năm 2006: dư nợ có bảo đảm bằng loại tài sản này đạt 67.79 tỷ chiếm 17.33% so với tổng dư nợ;năm: 2007, các con số tương ứng là 262.86 và 25%, tăng 195.07 tỷ với tốc độ tăng 287.76%. Tốc độ tăng này khá cao chỉ sau hình thức cho vay bảo đảm bằng cầm cố tài sản. Mặc dù loại hình bảo đảm này tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như có những trở ngại đối với khách hàng như tài sản không đủ, cần tìm kiếm người bảo lãnh, trong khi công việc này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu khách hàng đó chưa có uy tín, tên tuổi trên thị trường, hơn nữa khách hàng còn chịu thêm chi phí bảo lãnh. Song với kết quả trên cho thấy, ngân hàng đã thu được kết quả đáng ghi nhận so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Về chất lượng tín dụng, một lần nữa lại khẳng định sự thành công trong hoạt động bảo đảm tiền vay, vì dư nợ trong cả 2 năm đối với loại hình này đều bằng 0.
Như vậy, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản khá đồng đều, và đều có được những kết quả đáng khích lệ.Với những
thành tích đó, SCB Hà Nội đang dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường miền Bắc
2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện bảo đảm tiền vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Chỉ trên 2 năm hoạt động, ngân hàng TCMP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội đã có những thành công đáng kể. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 đã lên tới 71.77 tỷ - đây quả là một co số đáng tự hào đối với một chi nhánh mới thành lập. Với những thành tích đạt được trong công tác bảo đảm tiền vay đã góp một phần không nhỏ vào những thành công đó. Cụ thể:
Một là, chi nhánh luôn đánh giá đúng mức vai trò của bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng. Với quan niệm bảo đảm tiền vay chỉ là một trong
những căn cứ để ra quyết định tín dụng chứ không phải là nguyên tắc tín dụng. Điều đó có nghĩa, xem xét tài sản bảo đảm chỉ là một phần mà quan trọng hơn là phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có khả thi hay không.
Hai là,công tác bảo đảm tiền vay được thực hiện khá linh hoạt, đồng đều giữa các hình thức bảo đảm bằng tài sản. Điều đó đã góp phần mở rộng
quan hệ tín dụng của chi nhánh đặc biệt là tín dụng ngoài quốc doanh. Linh hoạt ở chỗ: ngân hàng luôn tìm cách thuận lợi nhất cho khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn kinh doanh. Đối với những khách hàng có đủ tài sản có thể vay bằng hình thức cầm cố, thế chấp. Song không vì thế mà đối với các khách hàng ít tài sản bảo đảm hay chưa có uy tín tên tuổi trên thị trường sẽ không được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Vì với phương châm hoạt động “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”. Do đó, đối tượng khách hàng này vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu vay vốn của mình thông qua
hình thức bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay miễn là phương án sản xuất kinh doanh của họ có tính khả thi cao theo cách nhìn nhận đánh giá của ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng lý giải cho sự tăng dư nợ nhanh chóng trong các năm qua.
Ba là, chất lượng công tác định giá tài sản bảo đảm không ngừng được nâng cao. Nếu như những ngày đầu thành lập, bộ phận định giá chưa được
chuyên môn hóa, nhận định đánh giá còn mang nặng tính chủ quan thì nay chi nhánh Hà Nội đã có riêng một phận định giá – Phòng định giá tài sản bảo đảm. Điều này đã giúp cho việc phân tích, thẩm định khách hàng ngày càng trở lên chuyên nghiệp, đúng đắn và chính xác hơn dựa vào các thông số mang tính khoa học, khả thi. Thực tế 2 năm hoạt động đã minh chứng điều đó, tại chi nhánh không có nợ xấu, nợ quá hạn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ (năm 2006 là 4.92% đến năm 2007, nợ quá hạn đã được giảm xuống còn 0.46%).
Bốn là, Việc thực hiện bảo đảm tiền vay góp phần hạn chế những tổn thất trong kinh doanh, thực hiện mục tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. SCB Hà Nội luôn chấp hành nghiêm túc cơ chế quản lý tín dụng
của NHNN, áp dụng rộng rãi các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, mở rộng về đối tượng khách hàng, đa dạng hóa về hình thức cho vay nhằm hạn chế rủi ro ở mức có thể, minh chứng là: tại chi nhánh không có nợ xấu, nợ quá hạn ở mức luôn ở một tỷ lệ cho phép, đặc biệt ở năm 2007 chỉ còn 0.92% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã có những bước đi táo mạo khi áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành trong tương lai. Đây là tài sản có tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là các khoản phải thu hình thành trong tương lai. Đối các NHTM khác, dư nợ cho vay đối với loại tài sản này rất nhỏ, còn riêng ở chi nhánh, thì nó chiếm một tỷ trọng tương đối ảnh hưởng. Kết quả thực hiện thật đáng nể khi chi nhánh đã thu hồi đủ nợ và không có nợ quá hạn ở
khoản mục này. chứng tỏ Chi nhánh đã có những chiến lược đúng đắn trong việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, góp phần hoàn thiện trong công tác bảo đảm tiền vay được an toàn hơn.
Năm là, chi nhánh đã có bước đi mang tính chiến lược, đúng đắn trong việc phát triển quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh. Điều này phù hợp với xu thế phát triển chung của nền
kinh tê – kinh tế thị trường, đặc biệt là trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ.
Sáu là, tại chi nhánh tiến hành phân công nhiệm vụ, chức năng các phòng ban rất rõ ràng, bảo đảm đúng người đúng việc, nhằm phát huy năng
lực của từng cá nhân cũng như khả năng làm việc theo nhóm. Có chế độ thưởng phạt phân minh, gắn quyền hạn và trách nhiệm của mình trong quyết định công việc chẳng hạn như cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm về những kết luận về giá trị tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm trước mức cho vay, thời hạn…đối với việc phân tích và nhận định của mình…Từ đó nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng đồng nghĩa là việc thực hiện bảo đảm tiền vay sẽ an toàn, hiệu quả hơn.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt tích cực, công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh cũng còn một số bất cập hạn chế. Sau đây là một số điểm cần lưu ý:
Một là, tỷ trọng các loại tài sản chưa đồng đều, chiếm tỷ trọng lớn chủ
yếu tập trung ở một số loại tài sản thông dụng. Cụ thể: đối với tài sản thế chấp, chủ yếu là quyền sử đụng đất, nhà ở, còn hàng hóa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô… chiếm một tỷ trọng nhỏ; tài sản cầm cố chủ yếu là các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, sổ tiền gửi, chứng khoán); ngoài ra có một số loại tài sản khác như: quyền phải thu hình thành trong tương lai, quyền đòi
nợ…đây là những tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn nhất là khi nền kinh tế còn nhiều bất ổn như hiện nay. Thị trường bất động sản có những biến động khôn lường không thể kiểm soát, do đó nếu xảy ra sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng. Thị trường chứng khoán mới thành lập nên còn rất nhiều bất cập, lúc thì phát triển quá nóng, lúc bão hòa, khi lại đi xuống… do đó khó có thể nhận biết được quy luật, gây ảnh hưởng lớn trong việc dự đoán và đề phòng rủi ro.
Hai là, việc quản lý tài sản còn gặp nhiều khó khăn. Ta biết tài sản bảo
đảm là nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng không trả được nợ, do đó quản lý tài sản là việc hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Việc quản lý tài sản sẽ giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình tài sản, những thay đổi từ tài sản đề từ đó có các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, tránh rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay ở chi nhánh vẫn chưa có kho để hàng riêng, do đó việc quản lý tài sản còn rất nhiều khó khăn và tốn kém chi phí. Đó là nguyên nhân giải thích tại sao mà các các hàng hóa, máy móc thiết bị, thành phẩm, nguyên vật liệu…ít được cầm cố. Vì nếu nhận những tài sản đó làm bảo đảm, chi nhánh phải thuê kho, điều này sẽ dẫn tới mất thời gian và chi phí, còn nếu để tại kho bên bảo đảm thì chi nhánh rất khó để có thể theo dõi, quản lý. Đây là một trong các nguyên nhân làm cho SCB Hà Nội bỏ lỡ cơ hội ,mất đi những khách hàng tiềm năng.
Ba là, công tác thẩm định còn nhiều hạn chế. Do các cán bộ tín dụng và
thẩm định hầu hết là tốt nghiệp các trường khối kinh tế nên các hiểu biết về một số lĩnh vưc và ngành nghề như: kiến trúc, xây dựng, bất động sản, máy móc thiết bị, kỹ thuật…chưa cao. Chính vì vậy mà khả năng định giá tài sản bảo đảm cũng như đánh giá được toàn diện các rủi ro tiềm ẩn còn hạn chế.
Bốn là, tại chi nhánh chưa có bộ phận chuyên quản lý các thông tin về
khách hàng vay, tài sản bảo đảm, xếp loại tín dụng khách hàng mà công việc này vẫn chủ yếu do bộ phận tín dụng đảm nhiệm. Do đó, việc thu thập và xử
lý thông tin còn thiếu hệ thống và toàn diện, chất lượng thông tin chưa cao, chưa cập nhật, tốn kém thời gian và chi phí.
Năm là, thủ tục phát mại tài sản rườm rà. Khi khách hàng không trả
được nợ, chi nhánh buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên đây không phải là công việc đơn giản, để xử lý được, chi nhánh phải làm đơn khởi kiện đến tòa án kinh tế để giải quyết và chỉ khi có quyết định chi nhánh mới được tổ chức bán đấu giá tài sản. Đây là hạn chế rất lớn đối với công tác bảo đảm tiền vay của SCB Hà Nội nói riêng và các NHTM nói chung. Vì việc qua Tòa án phải mất rất nhiều thời gian, tốn kém chi phí, hơn nữa đến khi được quyền xử lý tài sản thì tài sản đó có thể đã bị mất giá trị, dẫn tới số vốn thu lại được không nhiều so với những gì ta bỏ ra để có được nó. Chính vì vậy, đến với tòa án là biện pháp cuối cùng sau một loạt các biện pháp khác như thương lượng, thuyết phục…khách hàng không thành công. Việc quy định thời hạn khởi kiện là 6 tháng còn chưa hợp lý vì sau một loạt các biện pháp chi nhánh áp dụng thì thời hạn này còn có phần hạn hẹp, hơn nữa nếu khách hàng cố tình không xác nhận trong vòng 6 tháng thì chi nhánh không thể khởi kiện.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Trước hết phải kể đến đó là trình độ của những cán bộ tín dụng. Hầu hết đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh còn rất trẻ, nhìn chung kinh nghiệm thực tế chưa nhiêu. Mặt khác, hầu hết đều tốt nghiệp từ các trường đại học khối kinh tế nên những hiểu biết về máy móc thiết bị, kỹ thuật, xây dựng… còn nhiều hạn chế là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, đối tượng khách hàng đến với ngân hàng rất đa dạng và phong phú, từ nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, có những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Việc thẩm định đánh giá lại chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính và
hiệu quả kinh tế nên việc kết luận của cán bộ tín dụng thiếu toàn diện là điều tất yếu.
Hai là, công nghệ thông tin ứng dụng trong chi nhánh còn nhiều hạn chế. Các phần mềm xử lý hay bị lỗi hoặc nghẽn không sử dụng được khi có nhiều máy cùng một lúc hoạt động… dẫn tới việc quản lý tài sản bảo đảm chưa thực sự hiệu quả, chưa được tổ chức một cách khoa học và hợp lý.
Ba là, chi nhánh chưa xây dựng được hệ thống thông tin mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.
Bốn là, việc định giá tài sản bảo đảm chủ yếu do tổ thẩm định của phòng định giá tiến hành, rất ít có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Đến ngân hàng vay vốn, mỗi khách hàng đều mong muốn vay được số tiền lớn hơn số tiền thực sự cần ở thời điểm hiện tại để bù đắp các chi phí phát sinh. Để thực hiện được mục tiêu đó, khách hàng sẽ không ngần ngại hợp thức hóa giấy tờ, cung cấp thông tin sai sự thật về tình hình tài chính, sửa chữa và làm khống hóa đơn sao cho giá trị cung cấp lớn hơn thực tế. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những kết luận thẩm định. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định tín dụng cũng như việc triền khai thực hiện các biện pháp bảo đảm. Mặt khác,cũng có những khách hàng cố tình lừa đảo, vay vốn để thực hiện những mục đích bất hợp pháp hoặc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, tìm mọi cách để trì hoãn không trả nợ…điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác bảo đảm tiền vay của chi nhánh.
Nguyên nhân từ môi trường ngoài:
Một là, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện: Cho đến thời điểm hiện nay,
trong hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau quy định về biện pháp bảo đảm như: các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất của pháp luật về đất đai (Luật đất đai
năm 2003); các quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, hàng không, hàng hải (Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật hàng hải)... Tuy nhiên, trong nội dung các quy định này có nhiều vấn đề không còn phù hợp và việc áp dụng các quy định về biện pháp bảo đảm còn có điểm thiếu đồng bộ, nhất quán. Ta có thể lấy một ví dụ như sau: Mâu thuẫn trong quy định về giao dịch bảo đảm giữa Bộ luật dân sự và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, sự song hành tồn tại của 2 quy chế về giao dịch bảo đảm áp dụng đối với các chủ nợ nói chung và đối với tổ chức tín dụng nói riêng (Nghị định 165/1999/NĐ-CP và Nghị định 178/1999/NĐ-CP) gây khó khăn khi lựa chọn luật áp dụng; các hạn chế đối với TCTD khi nhận tài sản bảo đảm là động sản, hàng lưu kho, tài sản hình thành trong tương lai; quyền tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch chưa thực sự được tôn trọng; thứ tự ưu tiên thanh toán không rõ ràng; Về xử lý tài sản bảo đảm: Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng
– hết hiệu lực do căn cứ ban hành là Nghị định 178/1999/NĐ-CP đã bị bãi bỏ.