Bên cạnh các nhân tố chủ quan thì nhân tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến bảo đảm tiền vay mà trước hết phải nói đến đó là nhân tố khách hàng vì khách hàng là chủ thể vay vốn, là đối tượng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc bảo đảm khoản vay. Do đó, bảo đảm tiền vay có tốt, có an toàn hay không – điều đó phụ thuộc không nhỏ vào khách hàng. Cụ thể như sau:
• Một là, đạo đức khách hàng
Tư cách đạo đức của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Như ta đã biết, nguồn thông tin khách hàng cung cấp là cơ sở để ngân hàng thẩm định đánh giá, quyết định cho vay. Nếu khách hàng không trung thực, cố tình lừa đảo, cung cấp thông tin sai sự thật. Đó là một rủi ro rất lớn về bảo đảm tiền vay nếu ngân hàng ko phát hiện kịp thời. Ngược lại, với khách hàng trung thực, có ý thức hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng rất lớn trong thẩm định tài sản bảo đảm cũng như quyết định cho vay.
• Hai là, năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng.
Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tê – một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, ngân hàng chỉ cho vay khi nhận thấy khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có trình độ quản lý tốt. Nếu không hội đủ hai yếu tố đó, khách hàng không thể sử dụng đồng vốn thực sự có hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngược lại, với những khách hàng tiềm năng: có tình hình tài chính tốt, có trình độ quản lý, có sức cạnh tranh trên thị trường, khi đó khả năng trả nợ của khách hàng được bảo đảm, bảo đảm tiền vay được an toàn. Như vậy, ngân hàng cần sàng sọc để tìm ra những khách hàng hội tụ cả hai yếu tố trên. Làm được điều này đã là một thành công trong công tác bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Ta biết rằng, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Một xã hội ổn định và phát triển phụ thuộc vào hiệu quả tác động của pháp luật lên các mối quan hệ trong xã hội. Là một bộ phận trong xã hội, hoạt động ngân hàng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, hoạt động ngân hàng mang tính đặc thù, nên xây dựng pháp luật về ngân hàng cần phải được đặt ra và xem xét một cách thấu đáo, đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền
vay. Nếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng sẽ là hành lang pháp lý không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn thỏa mãn được nhu cầu vốn của các chủ thể trong xã hội, qua đó có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế pháp triền. Song trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay của nước ta còn thiếu đồng bô, chồng chéo không phù hợp với thực tế, khiến cho việc thẩm định dự án, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn tạo ra những khe hở để khách hàng xấu lợi dụng lừa đảo ngân hàng. Chính vì vậy, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn là một tất yếu khách quan đối với nước ta – một nước đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra, hoạt động bảo đảm tiền vay còn chịu ảnh hưởng bởi các biến số khác của môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách thuế, lạm phát...đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một khoản cho vay có thể được bảo đảm rất an toàn trên sổ sách nhưng thực tế khi có những biến động bất thường xảy ra như lãi suất tăng cao hay thời kỳ kinh tế suy thoái làm cho doanh thu hay thu nhập của khách hàng giảm, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHTM CỔ PHẦN SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về NHTM cổ phần Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
SCB – Một thương hiệu đã được khẳng định ở khu vực phía Nam, song lại còn khá mới đối với khu vực miền Bắc. Trước xu thế hội nhập, cạnh tranh, đồng thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng và hoạt động trên cả nước, cuối năm 2005, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội được thành lập tại số 4 – Hồ Xuân Hương – P. Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội theo giấy phép thành lập số 0113009192 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 04/10/2005. Là ngân hàng "Bắc tiến" muộn hơn so với các ngân hàng khác, nhưng SCB sẽ cạnh tranh bằng chính chất lượng dịch vụ để chiếm được lòng tin của khách hàng. Thực tế kết quả hoạt động gần 3 năm qua đã chứng minh điều đó, hoạt động kinh doanh luôn có lãi, luôn vượt mức kế hoạch mà HĐQT đề ra, bên cạnh đó, chi nhánh luôn cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động sang các vùng lân cận như Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh…,thu hút nhiều khách hàng mới, góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng.
Là chi nhánh mới thành lập, đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt đó là thách thức về cạnh tranh…nhận thức được điều đó, chi nhánh đã có những bước đi chiến lược trong khâu tiếp cận khách hàng đó là - thực hiện các nghiệp vụ cho vay, tiền gửi, huy động vốn, các dịch vụ thanh toán quốc tế... với đối tượng được nhắm đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư tài chính có tiềm năng, trong đó hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay.
Với phương châm “SCB luôn hướng tới sự hoàn thiện vì khách hàng”, chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Để làm tốt được công việc đó, SCB luôn chú trọng đến chất lượng đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thành lập, đến nay mới có 90 cán bộ, công nhân viên, hẳn đây chưa phải là con số lớn trước nhu cầu phát triển và mở rộng như hướng đi của SCB. Chính vì vậy, SCB – chi nhánh Hà Nội phối hợp với các trường đại học trong công tác đào tạo, tuyển dụng dưới hình thức tuyển trực tiếp sinh viên thực tập để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực, mở rộng hoạt động. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của chi nhánh như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội
Phòng tín dụng Hội sở Phòng KS hội sở Phòng kiểm soát Phòng ngân quỹ Phòng hành chính Các phòng giao dịch Tổ định giá chi nhánh Ban GĐ chi nhánh Phòng kế toán Tổ định giá Hội sở
Sau hơn 2 năm hoạt động, SCB – chi nhánh Hà Nội đã không ngừng gia tăng doanh số lợi nhuận mà còn tăng nhanh về số phòng giao dịch. Cho đến nay, SCB – chi nhánh Hà Nội đã có 06 phòng giao dịch trực thuộc và đang có kế hoạch mở rộng một số phòng giao dịch ở Hà Tây.
Sáu phòng giao dịch gồm: - Phòng giao dịch Đống Đa - Phòng giao dịch Ba Đình - Phòng giao dịch Hoàn Kiếm - Phòng giao dịch thanh xuân - Phòng giao dịch Cầu Giấy - Phòng giao dịch Thanh Nhàn
Với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, cùng với sự nỗ lực hết mình của toàn bộ lãnh đạo và nhân viên, chắc chắn rằng SCB – chi nhánh Hà Nội sẽ làm tốt sứ mệnh được giao phó "là cơ sở vững chắc đưa
thương hiệu SCB đến với thị trường miền Bắc ".
2.1.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội
Sau năm năm đổi tên thương hiệu và phát triển, ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Theo số liệu tại thời điểm tháng 11/2007, tổng tài sản của SCB đạt 23.000 tỷ đồng, tăng 114,66% so với đầu năm. Tổng vốn huy động đạt hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 114,632% so với đầu năm. Cơ cấu nguồn vốn huy động được đảo chiều và ngân hàng đang duy trì một cơ cấu vốn ổn định giữa thị trường 1 và thị trường 2. Dư nợ tín dụng đạt 17.8 nghìn tỷ, tăng 117%. Tại TP HCM, SCB đứng thứ 4 về tổng tài sản và thứ 3 về dư nợ tín dụng sơ với các ngân hàng TMCP. Tỷ lệ dịch vụ trên tổng tài sản tăng đáng
kể từ 5.56% năm 2006 lên 14.64% năm 2007. Không những tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao mà thương hiệu SCB ngày càng định hình rõ nét trong lòng công chúng. Chất lượng kinh doanh của SCB khá tốt, các nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, mức độ tăng trưởng đều biến động tích cực. Để đạt được những thành tựu đó, SCB - chi nhánh Hà Nội có đóng góp không nhỏ với kết quả hoạt động như sau:
2.1.2.1.Tình hình huy động vốn
Tận dụng thế mạnh thành công ở phía Nam, SCB – chi nhánh Hà Nội cũng dùng công cụ sắc bén đó để phát triển và khằng định ở khu vực phía Bắc. Xâm nhập thị trường bằng các sản phẩm dịch vụ truyền thống, trong đó hoạt động huy động vốn và cho vay là chủ yếu. Với nhiều chính sách hấp dẫn thu hút khách hàng, trong 2 năm qua, chi nhánh đã không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn đã có những kết quả khả quan. Cụ thể như sau:
Về tổng nguồn vốn huy động:
Qua bảng số liêu dưới đây ta thấy lượng vốn huy động của ngân hàng tăng lên một cách vượt bậc theo thời gian. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005 nhưng có thể nói đến nay lượng vốn huy động được tương đối lớn. Nếu như năm 2006, tổng nguồn huy động được là 1096.82 tỷ đồng thì đến năm 2007 tổng nguồn huy động là 6414.07 tỷ đồng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SCB - chi nhánh Hà Nội 2006 - 2007 Đơn vị : Tỷ đồng
Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng nguồn huy động 1096.82 100 6414.07 100 5317.25 484.79
1. Theo loại tiền gửi
- VNĐ 1013.74 92.43 6233.36 97.18 5219.62 514.89
- Ngoại tệ 83.08 7.57 180.71 2.82 97.63 117.51
2. Theo kỳ hạn
- TG không kỳ hạn 151.92 13.85 270.82 4.22 118.9 78.26 - TG có kỳ hạn 944.9 86.15 6143.25 95.78 5198.35 550.15 3.Theo đối tượng KH
và loại hình DN - TG của TCKT 450.84 41.10 1584.78 24.71 1133.94 251.52 - TG của cá nhân 140.54 12.81 4377.17 68.24 4236.3 3014.54 - TG của các đối tượng khác 505.44 46.08 452.12 7.05 (53.32) (10.55) (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của SCB - chi nhánh Hà Nội năm
2007)
Như vậy, chỉ sau một năm, tổng nguồn huy động đã tăng 5317.25 tỷ đồng với tốc độ tăng 484.79%. Đây quả thật là một kết quả đáng nể đối với một ngân hàng mới thành lập. Điều đó cũng chứng tỏ chi nhánh đang ở thế chủ động trong công tác huy động vốn, sẽ tạo đà thuận lợi trong việc mở rộng tín dụng trong những năm tới.
Về cơ cấu huy động:
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cả 2 năm, nhưng sang năm 2007 đã có xu hướng tăng về mặt tuyệt đối. Điều này cũng chứng tỏ các doanh nghiệp cũng đã nhận ra tính ưu việt của thanh toán qua ngân hàng, song so với tổng nguồn huy động năm 2007 thì đây còn là một con số khá khiêm tốn, chỉ chiếm tỷ trọng là 4.22%. Đây là một nguồn vốn rất rẻ cho ngân hàng tuy nhiên tính ổn định cũng không cao. Do đó bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo chi nhánh cần tìm ra giải pháp để nâng cao hơn nữa nguồn này đồng thời cũng cần phải hết sức cân nhắc giữa việc sử dụng vốn và dự trữ để vừa đảm bảo được lợi nhuận, vừa đảm bảo tính thanh khoản và an toàn cho chi nhánh.
Xét cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi ta thấy: nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn huy động và có xu hướng tăng. Nếu năm 2006 nguồn này đạt 1013.74 tỷ đồng chiếm 92.43% thì đến năm 2007 con số này đã tăng rất nhanh tới 6233.36 tỷ chiếm 97.18. Điều này cho ta thấy dòng tiền chảy vào ngân hàng ngân hàng vẫn chủ yếu là nguồn tiền trong nước, còn hạn chế nhiều về các giao dịch ngoại tệ.
Xét theo cơ cấu nguồn huy động theo đối tượng khách hàng và loại hình daonh nghiệp, ta thấy có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng vốn huy động từ dân cư, giảm tỷ trọng từ các tổ chức kinh tế. Cụ thể, nguồn vốn từ dân cư đã tăng một cách vượt bậc, nếu như năm 2006, nguồn này chỉ đạt 140.54 tỷ đồng thì năm 2007 đã lên tới 4377.17 tỷ đồng, tăng 4236.63 tỷ với tốc độ tăng là 3014.54%. Điều này cho thấy chi nhánh đã áp dụng có hiệu quả chiến lược thành công ở khu vực phía Nam đó là đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, cung cấp sản phẩm tiết kiệm hấp dẫn, nhất là đối với tầng lớp dân cư. Đây là nguồn vốn mang tính ổn định khá cao, mang lại thế chủ động cho ngân hàng, nếu biết sử dụng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho chi nhánh. Và thực tế đã minh chứng: SCB Hà Nội luôn là đơn vị dẫn đầu về
thành tích huy động vốn, trung bình Chi nhánh cung cấp từ 25% đến 30% nguồn vốn huy đông cho toàn hàng. Với những số liệu khả quan từ hoạt động huy động vốn báo hiệu những điểm sáng với hoạt động sử dụng nguồn ( hoạt động cho vay, bảo lãnh…
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng và loại hình DN
2.1.2.2.Tình hình cho vay
Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, phù hợp với các nguồn huy động được luôn là bài toán khó với các ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng TMCP sài gòn cũng vậy: hoạt động chính là tìm kiếm các khoản vốn với chi phí thấp để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Và phần lớn nguồn vốn huy động được phục vụ cho hoạt động cho vay và đầu tư.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tại chi nhánh 2006 – 2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Tuyệt đối Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 391.24 100 1051.44 100 660.20 168.75
1.Theo kỳ hạn 391.24 100 1051.44 100 660.20 168.75
Nợ ngắn hạn 150.87 38.56 615.00 58.49 464.13 307.64 Nợ trung hạn 197.51 50.48 266.66 25.36 69.15 35.01
Nợ dài hạn 42.86 10.95 169.78 16.15 126.92 296.13
2.Theo đối tượng
KH 391.24 100 1051.44 100 660.20 168.75
Cho vay các TCKT 354.05 90.49 615.17 58.51 261.12 73.75
- công ty cổ phần 270.65 69.18 439.00 41.75 168.35 62.20 - Công ty TNHH tư
nhân 83.40 21.32 176.22 16.76 92.82 111.29
Cho vay cá nhân 37.19 9.51 416.86 39.65 379.67 1020.89
cho vay khác 0.00 0.00 19.41 1.85 19.41 - 3. Theo ngành 391.24 100 1051.44 100 660.20 168.75 Chế biến 4.00 1.02 1.20 0.11 (2.80) (70.00) Thương nghiệp 290.21 74,18 142.94 13.59 (147.27) (50.75) Xây dựng 86.33 22.07 471.04 44.80 384.71 445.63 HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 10.70 2.73 436.26 41.49 425.56 3977.20