- Chiêu thị: Hiện tại Công ty chưa quan tâm đến các vấn đề khuyết trương thương hiệu, tên tuổi của Công ty “Công nghệ Tân tiến”, đây là mặc hạn chế cần khắc phục.
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
3.1.1 Căn cứ để xây dựng định hướng chiến lược
3.1.1.1. Xuất phát từ xu hướng công nghệ
“Dân công nghệ thông tin chắc đã quá quen thuộc với định luật Moore, rằng tốc độ
của bộ vi xử lý sẽ tăng gấp đôi cứ sau mỗi 18 tháng. Nhưng nay tình hình đã khác. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã buộc các nhà sản xuất hiểu định luật Moore theo kiểu ngược lại. Thay vì với một mức giá không thay đổi, người tiêu dùng được chào mời loại máy nhanh gấp đôi, thì nay họ chỉ
chấp nhận một tốc độ máy không đổi nhưng giá chỉ còn một nửa.” Vân Cầm (TBVTSG)16/02/2009
Tuy nhiên tình hình thực tế tại thị trường Việt Nam đòi hỏi các nhà sản xuất, cung cấp phải linh động, vận dụng hai chiều hướng này để có những sản phẩm tối ưu phục vụ
khách hàng.
3.1.1.2. Xuất phát từ khách hàng
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng liên tục tăng đã làm cho mức sống của con người ngày càng cải thiện. Điều trên đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm các thiết bị công nghệ thông tin.
Hiện nay có rất nhiều cửa hàng, trung tâm kinh doanh thiết bị công nghệ thông tin tại TP.HCM, bên cạnh đó khách hàng có thể theo dõi, so sánh thông tin sản phẩm trên toàn cầu chỉ với 1 cái click chuộc, cho nên khách hàng có rất nhiều cơ hội đã chọn lựa. Điều này đã làm cho các nhà cung cấp cần phải có những cải thiện về phục vụ
khách hàng nhiều hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của người tiêu dùng.
Tháng 6 năm 2008 Hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ (GRDI) trên toàn cầu, theo đó Việt Nam soán ngôi vị số một của Ấn Độ, trở thành điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư
(trong khi đó, năm 2007 Việt Nam chỉ xếp thứ 4, năm 2006 Việt Nam đứng thứ ba và năm 2005, Việt Nam đứng thứ 8 trong số những thị trường bán lẻ "hot" nhất thế giới). Theo các chuyên gia của A.T. Kearney, Việt Nam đạt được bước tiến ấn tượng trong năm nay là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về
những mô hình bán lẻ hiện đại.
Theo Mike Moriarty, trưởng bộ phận nghiên cứu về tiêu dùng và bán lẻ của A.T. Kearney, quy mô thị trường bản lẻở Việt Nam còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Bên cạnh
đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Chuyên gia của A.T. Kearney ước tính quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vào khoảng 20 tỷ USD, Song Linh, vnexpress Thứ ba, 3/6/2008, 11:24. Song theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, Với quy mô thị trường trên 83 triệu dân, thị trường bán lẻ Việt Nam có tổng trị giá hơn 40 tỷ USD/năm. Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ 5 trên toàn thế giới và người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu thế
giới về tiêu dùng hàng kỹ thuật cao.
Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng PC nhập khẩu vào Việt Nam, theo loại hình, 2008-2012 Loại hình 2008 2009 2010 2011 2012
Máy tính để bàn 1.2% 29.2% 31.4% 15.7% 14.3%
Máy tính xách tay 42.6% 28.9% 40.5% 24.7% 19.4%
Tổng 8.3% 29.1% 33.4% 17.8% 15.6%
(Nguồn: Nghiên cứu thị trường PC hàng quý, IDC, quý 2 năm 2008).
Bảng 2: Thị phần PC nhập khẩu vào Việt Nam, theo loại hình (dự báo 5 năm) 2008 2009 2010 2011 2012
Máy tính để bàn 77.5% 77.6% 76.4% 75.0% 74.2%
Máy tính xách tay 22.5% 22.4% 23.6% 25.0% 25.8%
3.1.1.4. Xuất phát từđường lối phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Theo chiến lược phát triển Kinh Tế - Xã Hội Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2020 thì Việt Nam ưu tiên đẩy mạnh công nghệ hóa, hiện đại hóa theo định hướg xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Tiếp tục mở rộng kinh tếđối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình hội nhập của nước ta và đảm bảo những quan hệ song phương và đa phương như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tuân thủ theo các điều kiên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong quá trình chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ. Đặc biệt lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng điện tử, công nghệ thông tin chỉ còn từ 0-5%. Điều này , đã tạo ra cơ hội cho các các nhà cung cấp trong việc phục vụ khách hàng càng ngày tốt hơn vì sẽ có cơ hội nhập khẩu hàng hóa giá rẻ và giảm buôn lậu, gian lận thương mại. (http://www.mpi.gov.vn/strategy.aspx?Lang=4)
Riêng về lĩnh vực CNTT: Chính phủ có quyết định số 246/2005/QĐ-TTG, ngày 06 tháng 10 năm 2005 về việc: Phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, cụ thể như sau:
Quan điểm phát triển
- Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ
và an ninh quốc phòng.
- Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp
công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc
đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh tế xã hội được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ
tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đầu tư vào hạ tầng thông tin và truyền thông là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội.
- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia.
Mục tiêu phát triển đến năm 2010
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại
điện tửđể Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN.
- Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6 - 7 tỷ USD vào năm 2010.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ
và chất lượng cao, giá rẻ. Đến năm 2010 mật độ điện thoại cả nước đạt 32 - 42 máy/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng), với tỷ lệ sử dụng Internet đạt 25 - 35%; mật độ bình quân máy tính cá nhân
- Đào tạo ở các khoa công nghệ thông tin và truyền thông trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và khai thác Internet.
Định hướng phát triển đến 2015 và tầm nhìn đến 2020
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tửđể Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN. Hình thành xã hội thông tin.
- Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽđáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Mật độ điện thoại đạt trên 50 máy/100 dân trong đó mật độ điện thoại cố định đạt trên 20 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động đạt trên 30 máy/100 dân.
- Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữđể tham gia thị trường lao động quốc tế.
Tầm nhìn 2020: với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành một nước có trình độ tiên tiến về
phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.