1. Sự cần thiết phải phát triển CNHT tại Việt Nam
Vấn đề phải phát triển CNHT tại Việt Nam hiện nay đã trở thành yêu cầu bức thiết bởi Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài, đối phó với sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc và áp lực từ hội nhập quốc tế.
Như một vai trò của CNHT, Việt Nam cần phát triển CNHT để thu hút đầu tư nước ngoài. Trong những năm 1980, luồng đầu tư nước ngoài từ các MNCs ồ ạt đổ vào các nước đang phát triển vì ở đây có chi phí nhân công rẻ. Ngày nay, khi các MNCs lựa chọn địa điểm đầu tư, họ không chỉ xét đến lợi thế về chi phí nhân công rẻ mà còn tính đến các lợi thế só sánh khác về đầu vào sản xuất như linh kiện, phụ tùng, dịch vụ sản xuất, những yếu tố giúp họ có thể cạnh tranh được về giá và chất lượng. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Việt Nam rất cần đến nguồn vốn FDI để phát triển nền kinh tế. Do đó, phát triển CNHT, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay là một yêu cầu bức thiết thiết.
CNHT thực sự cần thiết để Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc. Sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là mối đe dọa cho bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Tuy nhiên, sẽ là không khôn ngoan nếu Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc. Công nghiệp chế tạo của Trung Quốc có lợi thế với
nguồn nhân lực rẻ và dồi dào, thị trường lớn, nên có thể tiến hành sản xuất hàng loạt theo phương thức mô-đun, sử dụng các thiết kế và công nghệ sao chép và có sức cạnh tranh cao về giá. Chỉ bằng cách thúc đẩy CNHT chất lượng cao và trở thành một đối tác chủ yếu trong sản xuất tích hợp của các MNCs, các sản phẩm của Việt Nam mới có thể tham gia vào thị trường toàn cầu mà không phải đối đầu trực tiếp với hàng Trung Quốc.
CNHT phát triển cũng sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với kinh tế quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Áp lực toàn cầu hóa không cho phép bất kỳ nước nào bảo hộ công nghiệp của mình bằng các biện pháp phi thuế hoặc chính sách bảo hộ. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự hình thành các hệ thống kinh tế quy mô toàn cầu có liên kết chặt chẽ và được quản lý trên cơ sở từng ngày. Nhiều doanh nghiệp có hoạt động và quan hệ thương mại trên phạm vi quốc tế, và mọi hoạt động được phân chia giữa các doanh nghiệp trải rộng khắp thế giới. Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế không thể tách rời khỏi các hệ thống toàn cầu này. CNHT sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm thương mại, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp FDI và các MNCs.
2. Các vấn đề Việt Nam phải đối mặt khi phát triển CNHT
Nhìn chung, đối với CNHT của Việt Nam hiện nay, có một số vấn đề được đặt ra như sau:
Thứ nhất là về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Có thể nói về mặt chủ trương, chính sách, chúng đã có những độngt thái tích cực. Các chính sách tổng thể chúng ta đều đã xây dựng. “Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” số 34/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã được phê duyệt ngày 31 tháng 7 năm 2007. Bản Quy hoạch tổng thể đưa ra sáu nhóm giải pháp cơ bản với định hướng tập trung vào một số ngành trọng điểm gồm dệt may, ô tô, điện tử-tin học, cơ khí
chế tạo. Nhưng quan trọng là làm cách nào để thực hiện được các giải pháp đó thì chưa được cụ thể hóa. Các giải pháp mà Quy hoạch này xác định đều là những giải pháp đúng đắn, cần thiết. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai nhưng nhiều DNVVN sản xuất CNHT đều rất mơ hồ hoặc không biết. Trong khi đó, phía các cơ quan triển khai chính sách, kế hoạch hỗ trợ cho Quy hoạch phát triển CNHT cũng không biết phải làm gì để đẩy mạnh tình hình vì phải chờ trình duyệt các bước triển khai. Nghĩa là, chúng ta vẫn chỉ mạnh trên giấy tờ, mạnh về xây dựng kế hoạch tổng thể nhưng vấn đề thực thi như thế nào, xây dựng các kế hoạch chi tiết nhằm hiện thực hoá các chủ trương chính sách thì vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn.
Đơn cử như ngành CNHT điện tử Việt Nam, Bản quy hoạch phát triển công nghiệp điện tử VN đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 rất “hoành tráng” với doanh số sản xuất đạt 4-6 tỉ USD, xuất khẩu 3-5 tỉ USD… nhưng nhận xét về quy hoạch này, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lại cho rằng đây chỉ là kế hoạch trên giấy bởi hơn hai năm kể từ khi quy hoạch được phê duyệt, không một kế hoạch hay chương trình hành động nào được đưa ra triển khai, còn ngành CNHT điện tử Việt Nam hiện vẫn đang trong tình trạng manh mún, kém phát triển.
Thứ hai, “nội lực” của chúng ta trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ yếu. Như đã nói ở trên, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ là doanh nghiệp có vốn FDI. Trong số các doanh nghiệp nội địa tham gia vào sản xuất các sản phẩm hỗ trợ thì 99% là DNVVN. Ngay cả trong các lĩnh vực sản xuất có ngành CNHT phát triển hơn cả thì sự tham gia của khối doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm vị trí khiêm tốn43. Do các doanh nghiệp tham gia phần lớn
43 Sản xuất xe máy được coi là thành công hơn cả trong việc phát triển các ngành phụ trợ nhưng hiện nay, có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư trên 260 triệu USD trên tổng số 230 doanh nghiệp 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư trên 260 triệu USD trên tổng số 230 doanh nghiệp đang sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy. Tuy nhiên, nếu xem xét những trường hợp cụ thể, có thể thấy tình hình không mấy khả quan. Trong 5 năm (1997-2002), tỷ lệ nội địa hoá của Công ty Honda tăng từ 10% lên 66%, nhưng phần lớn các bộ phận, linh kiện đều do Honda tự sản xuất trong nội bộ nhà máy hoặc mua từ các doanh nghiệp FDI khác (Phát triển CNHT: mũi đột phá chiến lược,
là DNVVN nên lại càng gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, nhân lực có trình độ, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường,... Những hạn chế này lại dẫn tới sự yếu kém về số lượng chất lượng sản phẩm hỗ trợ, giá thành sản xuất cao khiến sản phẩm không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu và những sản phẩm được sản xuất ra bởi khối doanh nghiệp có vốn FDI
Thứ ba là vấn đề tiêu chuẩn chất lượng trong CNHT nói riêng và công nghiệp nói chung. Khi nghiên cứu hành vi mua sắm của các doanh nghiệp lắp ráp FDI, các doanh nghiệp này luôn coi chất lượng sản phẩm là tiêu chí ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ đó mà mặc dù đầu tư vào Việt Nam hơn 10 năm nhưng số doanh nghiệp nội địa có khả năng cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho những doanh nghiệp kì cựu này mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Họ vẫn phải nhập rất nhiều chi tiết từ nước ngoài. Không phải do họ khó tính trong việc lựa chọn, mà thực sự sản phẩm CNHT do các doanh nghiệp nội địa Việt Nam sản xuất không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiệu quả của QUATEST là không đáng kể vì phần lớn các doanh nghiệp trong nước đều chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi trước khi họ có thể trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
http://tintuc.xalo.vn/20170546426/chuong_10_phat_trien_cong_nghiep_phu_tro_mui_dot_pha_chien_luoc.html). Đối với ngành công nghiệp điện tử VN, tính đến nay mới chỉ có 1/4 số doanh nghiệp trong ngành sản xuất phụ tùng linh kiện, nhưng phần lớn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn/webshtp/tintuc/default_opennew.aspx?news_id=1210)
Thứ tư là vấn đề nguồn nhân lực trong CNHT. Nguồn nhân lực là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển CNHT cũng như thu hút FDI vào CNHT. Việt Nam có thể cung cấp một lượng lao động lớn nhưng lại lại thiếu trầm trọng lực lượng kỹ sư có trình độ từ trung cấp trở lên. Một phần của thực trạng này là do việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, hoá ứng dụng….) trong các trường đại học còn rất yếu, và vì thế đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này cũng thiếu. Sự thiếu nhiệt tình trong quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế cũng là một vấn đề nảy sinh từ phía sinh viên ở các trường. Hơn nữa, lao động Việt Nam thiếu sự tích lũy về trình độ công nghệ do sự chậm trễ trong chuyển giao công nghệ, yêu cầu về hiệu suất cao và về QCDSS (tức là thiếu sự tin cậy và nhận thức về chất lượng, chi phí, thời hạn giao hàng, dịch vụ và tốc độ) [34]. Đây là một bất lợi lớn cho Việt Nam khi muốn thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng như ngành CNHT.
Thứ năm là chúng ta rất cần vốn để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ có nhiều tầng, nấc. Tuỳ từng ngành, từng tầng, nhu cầu về vốn phát triển khác nhau. Vốn ở đây được hiểu không chỉ là nguồn lực tài chính, là tiền mà còn bao gồm cả công nghệ, cả nguồn vốn con người. Dường như, công nghiệp hỗ trợ của chúng ta cũng ở trong “cái vòng luẩn quẩn” và rất cần “cú huých” từ bên ngoài. FDI vào Việt Nam vẫn chủ yếu đầu tư vào các ngành lắp ráp chế tạo. Bản thân các nhà đầu tư cũng mong muốn chúng ta với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư phải có sẵn các ngành công nghiệp hỗ trợ và coi đây là một yếu tố trong cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư nước ngoài. Do sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước mà nhiều doanh nghiệp lắp ráp nước ngoài phải thiết lập hệ thống cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong nội bộ doanh nghiệp mình. Mặc dù chúng ta thấy phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn FDI nhưng chúng ta
chưa tận dụng được khu vực này để phát triển công nghiệp hỗ trợ của mình bằng cách liên kết với các doanh nghiệp đó, kêu gọi chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý,...
Dường như CNHT của chúng ta vẫn đang ở trong “cái vòng luẩn quẩn”, bản thân các nhà đầu tư cũng mong muốn chúng ta với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư phải có sẵn các ngành CNHT và coi đây là một yếu tố trong cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư nước ngoài. Do sự yếu kém của ngành CNHT trong nước mà nhiều doanh nghiệp lắp ráp nước ngoài phải thiết lập hệ thống cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong nội bộ doanh nghiệp mình hoặc phải nhập khẩu từ nước ngoài. Mặc dù rất muốn phát triển CNHT nhưng Việt Nam nói riêng và rất nhiều nước đang phát triển nói chung lại không có đủ vốn, vốn ở đây được hiểu không chỉ là nguồn lực tài chính mà còn bao gồm cả công nghệ và nguồn lực con người. Như vậy, chỉ có thông qua nguồn vốn FDI trực tiếp vào CNHT mới có thể tạo nên “cú huých” giúp Việt Nam thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” đó.