Chuyên môn hóa và liên kết công nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ (Trang 38 - 41)

II. Kinh nghiệm phát triển CNHT tại một số nước Đông Á

3. Chuyên môn hóa và liên kết công nghiệp

3.1. Xu hướng chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản điện tử Nhật Bản

Vào những năm 1990, thay vì sản xuất toàn bộ linh kiện cho hàng điện tử, Nhật Bản đã chuyển hướng sang nhập khẩu phụ tùng. Kể từ đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Nhật Bản tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất, thiết kế và phân phối trong chuỗi giá trị hàng điện tử thế giới, đồng thời chuyển việc sản xuất linh kiện, phụ tùng sang những nước đang và chậm phát triển như Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, … Chính vì vậy, quan hệ giữa những nhà sản xuất và nhà cung cấp ở Nhật Bản ngày càng trở nên khăng khít. Các nhà cung cấp Nhật Bản có xu hướng hội nhập theo chiều dọc một cách tương đối. Những nhà sản xuất hàng điện tử đã tăng cường đầu tư trực tiếp bằng việc mở chi nhánh 23http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/viet-nam/phan-tich-du-bao/kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-chau-a-ve-doi- moi-cong-nghe-va-bai-hoc-cho-viet-nam/37494.113121.html

sản xuất linh kiện, phụ tùng ở nước ngoài, và từ đó cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho các nhà cung cấp nước ngoài.

Trong xu hướng quốc tế hóa, ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản phát triển dựa trên sự chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị: Thực hiện liên kết các công đoạn khác nhau trong chuỗi, tăng quy mô toàn cầu. Việc quản trị chuỗi trong ngành điện tử Nhật Bản cũng cho thấy rõ ràng thuận lợi của các hãng tham gia. Quản trị chuỗi là tiền đề cho các hãng điện tử có thể nắm bắt thông tin về đặc điểm sản phẩm, giá cả, dự báo sản xuất và đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm với cấu trúc thiết kế hình khối như máy tính cá nhân chắc chắn làm cho năng suất kết cấu khối như máy tính các nhân chắc chắn làm cho dây chuyền tăng nhiều hơn thế ngay cả khi một khối riêng lẻ liên kết với một chuỗi các hoạt động ví dụ như việc liên kết giữa thiết kế, sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Một số công ty như Autodesk, Cadence và Mento Graphics đã mạnh dạn tạo thêm các cơ hội mới cho đơn vị chuỗi giá trị bằng cách phát triển và marketing những mẫu thiết kế công cụ tự động hóa.

Nhật Bản là một trong số những quốc gia ít có tính biến đổi về lao động, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên cũng không có gì nổi bật. Những thách thức của cạnh tranh đối với ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản thực sự xảy ra vào cuối những năm 1990. Kể từ thời điểm này, các công ty điện tử của Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đến tiêu chí chuỗi giá trị và do sự phát triển khác thường của hệ thống Internet đã dẫn đến nhu cầu khổng lồ trong việc truyền đạt thông tin dữ liệu và các thiết bị máy tính trong doanh nghiệp có khả năng kết nối Internet. Những công ty này chỉ tập trung vào việc sản xuất các linh kiện riêng lẻ, các thiết bị điện tử cá nhân và phát triển những hệ thống máy tính thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp có thể liên hệ với khách hàng thông qua đường truyền dữ liệu được thuê bí mật. Điều này khiến cho các công ty điện tử ở Nhật Bản hoàn toàn không có bất cứ vai trò nào trong sự phát triển chóng mặt

của Internet, kết hợp với sự suy giảm liên tục của nguồn tài chính đã đưa ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản rơi vào một thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Những công ty điện tử có tiếng của Nhật Bản ngày càng hợp tác chặt chẽ trong việc thiết kế và sản xuất những thiết bị cho cả hệ thống. Năm 2001, sự cạnh tranh từ các công ty châu Mỹ trong mạng lưới sản xuất theo mô hình độc lập đã trở thành một phần thách thức mà các công ty từ Nhật Bản phải đối mặt. Các công ty như Samsung, LG, và Hyundai đã sáp nhập với nhau một cách chặt chẽ. Tương tự như các công ty Nhật Bản, các doanh nghiệp điện tử lớn của Hàn Quốc có xu hướng theo đuổi chiến dịch “thiết bị, phụ tùng và sản phẩm”, họ sản xuất và bán thiết bị, phụ tùng trên toàn thế giới. Đến tận những năm 1990, các công ty Nhật Bản đã theo đuổi chiến dịch “Đàn sếu bay”, chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng lạc hậu cho những công ty của Hàn Quốc và Đài Loan và tiếp tục ứng dụng những công nghệ mới hơn. Vào năm 1999, các công ty đặc biệt là Samsung và LG bắt đầu thu hẹp khoảng cách trên thị trường phụ tùng điện tử với những nhóm mặt hàng cụ thể như điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, thẻ nhớ dung lượng lớn và màn hình siêu mỏng.

Năm 2001, các công ty điện tử đã hòa với ngành công nghiệp điện tử toàn cầu không chỉ bởi vì họ dẫn đầu trong lĩnh vực này mà bởi chúng là những nhà cung cấp thiết bị máy tính cá nhân và linh kiện chủ yếu của máy tính. Do đó việc đình trệ của việc tiêu dùng CNTT kéo theo tiếp cận bong bóng Internet sâu rộng đã ảnh hưởng đến công ty Nhật Bản và các công ty khác tong ngành công nghệ. Tuy nhiên, những thiệt hại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 2001 – 2002 đã gây nên những thua lỗ lớn cho những công ty điện tử Nhật Bản.

Những thành phần chính trên vi mạch như chất bán dẫn, các loại pin chất lượng cao, các con chip với bộ nhớ mới được sản xuất ở Nhật Bản. Khâu lắp ráp cuối cùng được tiến hành ở Nhật Bản được giới hạn bởi một mô hình tiến bộ

nhưng khá đắt tiền. Những sản phẩm kỹ thuật thấp thường được sản xuất ơ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, hoặc bởi các chi nhánh hay nhà cung cấp Đài Loan. Dù đã loại bỏ hết những gì lỗi thời, phi lợi nhuận, không liên quan đến kinh doanh và đẩy mạnh dây chuyền sản xuất thì chúng cũng chỉ tạo ra một sự tiến triển nhỏ bé trong quá trình sản xuất chuyên môn hóa. Việc tăng chuyên môn hóa, sự liên kết, thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài đã khiến cho giá cả của các nguyên liệu đầu vào Nhật Bản ở nước ngoài tăng lên. Chính vì vậy mà các công ty còn lại cũng đang xem xét tới sự thay đổi đưa ra những giới hạn của họ ở ba khu vực: Hợp tác, sử dụng nguồn lực bên ngoài và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.24

3.2. Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu, Trung Quốc

Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu thu hút được ba hãng lắp ráp lớn của Nhật Bản là Toyota, Honda và Nissan. Các doanh nghiệp hỗ trợ cho Nissan nằm ở huyện Hoa Đô, doanh nghiệp hỗ trợ cho Honda nằm ở huyện Nam Sa, và doanh nghiệp hỗ trợ cho Honda nằm ở huyện Tăng Thành, Quảng Châu. Ba huyện trở nên gần nhau hơn (1h đi từ huyện này sang huyện khác) khi tỉnh Quảng Đông xây dựng đường cao tốc vành đai thứ hai quanh thành phố Quảng Châu. Cơ sở hạ tầng phát triển đã giúp các doanh nghiệp hỗ trợ phát triển, không chỉ bó hẹp ở việc cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho riêng công ty nào, mà mở rộng thị trường sang cả những công ty xung quanh. Từ đó, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hỗ trợ của Honda trở nên độc lập hơn với Honda, có thể cung cấp sản phẩm cho cả Toyota và Nissan. Tương tự như vậy với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hỗ trợ của Toyota và Nissan. Điều đó khiến Quảng Châu trở thành một cụm công nghiệp ô tô rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w