Chính sách yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ (Trang 44)

II. Kinh nghiệm phát triển CNHT tại một số nước Đông Á

4. Chính sách yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa

Đài Loan và Hàn Quốc là hai quốc gia đã phát triển công nghiệp, tiếp thu công nghệ từ nước ngoài và đạt được cạnh tranh quốc tế trong CNHT nhờ vào các quy định về tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp như ô tô – xe máy hay điện tử .

Đài Loan giới thiệu về Quy định về Hàm lượng nội địa hóa (Local Content Regulations – LCRs) vào những năm 1960 đối với hầu hết các sản phẩm trong ngành ô tô – xe máy, điện và điện tử. LCRs đã thực sự thúc ép được các nhà sản xuất nước ngoài đang độc quyền trong thị trường nội địa Đài Loan bấy giờ trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất linh phụ kiện cho các đối tác liên doanh trong nước hoặc cho các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước.

Thập kỷ 70, Đài Loan đưa ra các qui định về tỷ lệ nội địa hoá cao (năm 1974 là 90% đối với ngành công nghiệp xe máy). Quy định này được dỡ bỏ dần dần từ năm 1975 đến 1986 khi Đài Loan thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại. Việc qui định tỷ lệ nội địa hóa xe máy ở mức cao trong một thời gian dài đã khuyến khích phát triển sản xuất phụ tùng trong nước, sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chú trọng đầu tư khâu thiết kế, công nghệ và đổi mới thiết bị, đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, hiện tại Đài Loan đã có ngành công nghiệp xe máy có khả năng cạnh tranh cao. Năm 1977, lượng xe tiêu thụ và sản xuất trong nước tăng mạnh đạt 1 triệu chiếc và 1,12 triệu chiếc tương ứng.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w