Đầu vào của mô hình

Một phần của tài liệu Định mức tín nhiệm công ty tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt nam (Trang 49 - 50)

II. Sử dụng mô hình CAPM để Định mức tín nhiệm cho khách hàng

1. Đầu vào của mô hình

Sau đây là một số công ty đã niêm yết có cổ phiếu bán trên thị trường, là khách hàng của SGD I và được cán bộ tín dụng của Sở xếp cùng hạng tín nhiệm là hạng BB. Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính STT DTT LNST ĐMTN A 734.283 1.418 BB B 368.600 17.065 BB C 221.751 8.000 BB D 133.140 9.048 BB E 370.000 7.800 BB F 115.000 9.000 BB G 198.000 4.966 BB

Chúng ta sẽ sử dụng mô hình định giá tài sản (CAPM) để xác định hệ số rủi ro β của lợi suất các loại cổ phiếu đó.

Mô hình: Ri = Rf + βi*(Rm- Rf) + ε Trong đó: - Ri là lợi suất của các cổ phiếu

- Rf là lãi suất phi rủi ro trên thị trường, ở đây ta lấy lãi suất của trái phiếu chính phủ = 9,25% 1năm tức là = 0,025342% 1ngày

- Rm là lợi suất của danh mục thị trường, ở đây ta lấy danh mục thị trường là danh mục Vn-index

- ε là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

Với mô hình này ta dựa vào lợi suất của cổ phiếu biến động qua các phiên ta có thể xác định được rủi ro của các loại cổ phiếu đó, rủi ro ở đây được hiểu là sự khác biệt của lợi suất cổ phiếu so với lãi suất phi rủi ro. Lợi

suất của cổ phiếu được lấy hoàn toàn là do thị trường quyết định được đánh giá dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Sử dụng bộ số liệu là lợi suất của các loại cổ phiếu và chỉ số Vn-index biến động qua các phiên trong vòng 6 tháng cuối năm 2006

Một phần của tài liệu Định mức tín nhiệm công ty tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt nam (Trang 49 - 50)