II. Phương pháp định mức tín nhiệm tại sở giao dịc hI Ngân Hàng
2. Quy trình chấm điểm
2.5. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Song song với việc chấm điểm các chỉ số tài chính , cán bộ tín dụng còn chấm điểm các tiêu chí phi tài chính. Những chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu là những chỉ tiêu định tính, khó chuyển thành định lượng, vì vậy việc phân tích chủ yếu là dùng phương pháp chuyên gia. Một số chỉ tiêu được lựa chọn để phân tích là:
2.5.1. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ
Hệ số khả năng trả lãi =
Hệ số khả năng trả nợ gốc =
Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ: là tiêu thức mô tả xu hướng luân chuyển tiền của doanh nghiệp trong những năm vừa qua có thể tăng nhanh, tăng từ từ, ổn định, hoặc giảm, đến mức âm
Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động: Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, so sánh giữa lợi nhuận đạt được trong năm và lưu chuyển iền tệ thuần từ hoạt động, cao hơn, bằng, thấp hơn, hoặc thậm chí bị âm.Nếu trạng thái lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bị âm là dấu hiệu cảnh báo về khả năng trả nợ khó khăn của doanh nghiệp
Trên cơ sở trên, các doanh nghiệp được phân loại thành 5 hạng có khả năng lưu chuyển tiền tệ từ thấp đến cao
Bảng 2.7. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ
Lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay Chi phí trả lãi vay
Lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay Nợ gốc phải trả + chi phí trả lãi vay
STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Hệ số khả năng trả lãi >4 lần >3 lần >2 lần >1 lần <1lần hoặc
âm 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc >2 lần >1,5 lần >1 lần <1 lần âm 3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ
thuần trong quá khứ
Tăng nhanh Tăng ổn định Giảm Âm
4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động >Lợi nhuận thuần =Lợi nhuận thuần <Lợi nhuận thuần Gần điểm hòa vốn Âm 5 Tiền và các khoản tương đương
tiền/VCSH
>2.0 >1.5 >1.0 >0.5 Gần bằng 0
2.5.2. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực quản lý
1 Đánh giá về ban quản lý doanh nghiệp 2 Đánh giá về môi trường kiểm soát nội bộ
3 Đánh giá về tính khả thi của dự án kinh doanh và dự toán tài chính
Trên cơ sở các tiêu chí trên, khả năng quản lý và kinh nghiệm của doanh nghiệp được phân thành 5 hạng để chấm điểm từ cao xuống thấp
2.5.3. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng
1 Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc). 2 Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ. 3 Nợ quá hạn trong quá khứ.
4 Số lần cam kết mất khả năng thanh toán ( Thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác…).
5 Số lần chậm trả lãi vay.
Nếu doanh nghiệp là khách hàng có uy tín với ngân hàng, luôn trả nợ gốc, lãi đúng hạn, không phải gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn thì điểm tín dụng cho tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp sẽ rất cao. Ngược lại nếu quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng không tốt, xuất hiện những lần trả gôc, lãi chậm… thì điểm tín dụng cho tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp sẽ không cao.
Tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng được phân thành 5 hạng từ cao đến thấp
2.5.4. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh
Giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết khăng khít với nhau. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ là điều kiện tốt thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhưng ngược lại môi trường kinh doanh khó khăn sẽ cản trở, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu chủ yếu: 1 Triển vọng ngành
2 Danh tiếng của doanh nghiệp
3 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 4 Số lượng đối thủ cạnh tranh
5 Ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách doanh nghiệp nhà nước Tổng hợp các tiêu chí trên, hệ thống chấm điểm tín dụng xây dựng được bảng chấm điểm tiêu chí môi trường kinh doanh gồm 5 hạng từ cao đến thấp
2.5.6 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác
1 Tính đa dạng hóa
2 Thu nhập từ hoạt động xuất nhập khẩu 3 Sự phụ thuộc vào các đối tác
4 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong những năm gần đây 5 Tài sản đảm bảo
Tổng hợp 5 tiêu chí trên, ngân hàng phân loại doanh nghiệp thành 5 hạng ứng với các mức tín dụng từ cao xuống thấp