Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu 220648 (Trang 55 - 56)

1. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC

1.4. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay tình hình tiêu thụ cà phê rất phức tạp. Lượng cà phê sản xuất hàng năm rất lớn và không tiêu thụ hết. Mặt khác, hiện tượng tranh mua tranh bán không có sự quản lý gây nên tình trạng tiêu cực. Có quá nhiều đầu mối thu mua cũng như xuất khẩu cà phê. Việc quản lý chất lượng sản phẩm, giá cả, khối lượng chưa đảm bảo, làm giảm uy tín của ngành. Để phát huy hiệu quả xuất khẩu và tạo uy tín đối với khách hàng cần có những giải pháp sau:

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tổ chức tiêu thụ hết mọi sản phẩm nhân dân làm ra. Việc thu mua cà phê của dân phải thường xuyên, đặc biệt chú trọng vào thời kỳ sau thu hoạch. Muốn vậy, các tổ chức có chức năng thu mua cần phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng cho thu mua, tránh hiện tượng khi dân cần bán thì Nhà nước chưa có tiền, dẫn đến các cơ quan, tổ chức không có chức năng thu mua tung tiền ra ép giá người sản xuất.

- Nhà nước cần tiến hành tổ chức và hoàn thiện hệ thống các công ty thu mua chuyên tư vấn, kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chặt sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng cà phê là một việc cần phải làm ngay.

- Có chính sách giá cả hợp lý nhằm ổn định sản xuất cà phê. Giá thu mua nguyên liệu được định giá từ giá FOB xuất khẩu và Nhà nước cần

thống nhất một giá chung tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường.

- Xây dựng giá bảo hiểm: Dựa vào nguồn lợi thu từ thuế vào những năm giá thị trường thế giới lên cao để hỗ trợ giá thu mua nguyên liệu của người sản xuất trong những năm biến động mạnh về giá cà phê. Cụ thể là nên lấy giá trung bình của thị trường thế giới trong nhiều năm để qui về giá thu mua nguyên liệu trong nước. Ngoài ra có thể quy định giá sàn cho nông dân khi giá cà phê trê thị trường thế giới xuống thấp để tránh nảy sinh tâm lý chán cây cà phê, dẫn đến bỏ không chăm sóc, thậm chí chặt phá vườn cây cà phê để trồng cây khác như mấy tháng qua. Trong trường hợp do quy định giá sàn mua của nông dân mà các nhà xuất khẩu bị thua thiệt thì Nhà nước có thể thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu bù lỗ cho nhà xuất khẩu. Đây cũng chính là kinh nghiệm của Venezuela.

Một phần của tài liệu 220648 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w