hướng liên kết.
Để tăng cường khả năng xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU các doanh nghiệp cần tăng cường xây dựng chính sách sản phẩm xuất khẩu theo hướng liên kết, liên kết ngang và liên kết dọc. Việc tăng cường khả năng liên kết ngang, liên kết dọc nhằm kiểm soát sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối của quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời tăng cường khả năng công khai xuất xứ hàng hóa, đảm bảo yêu cầu về môi trường và nâng cao quy mô xuất khẩu.
Chính sách liên kết ngang tức là liên kết cách doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm sẽ góp phân gia tăng khả năng cung cấp đơn hàng xuất khẩu theo khối lượng lớn. Trên cơ sở đó, hàng giầy dép Việt Nam có khả năng thâm nhập vào các kênh phân phối theo tập đoanh lớn EU. Đây là biện pháp có thể áp dụng rất thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô sản xuất còn nhỏ.
Song song với việc thực hiện liên kết ngang giữa các doanh nghiệp, việc tiến hành hoạt động liên kết dọc trong toàn quy trình sản xuất sẽ đem lại cho các doanh nghiệp và ngành có nhiều lợi thế hơn. Đây là biện pháp liên kết từ các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đến doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Đây là biện pháp giúp cho các doanh nghiệp có thể chủ động nguồn hàng cũng như kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và tăng khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn của xuất khẩu. Theo Hệ thống kểm soát môi trường và tiêu chuẩn môi trường, EU tăng cường khả năng kiểm soát môi trường, đảm bảo từ khâu nguyên liệu, bảo quản, sản xuất cho đến tiêu thụ. Nếu các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt quy trình sản xuất theo hướng liên kết này thì có thể đảm bảo cho ngành phát triển bền vững lại có thể thực hiện tốt các tiêu chuẩn môi trường cũng như quy định xuất xứ hàng hóa của EU.