Về phương thức sản xuất: Đặc điểm nổi bật của ngành công nghệp giày dép Việt Nam là phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục vụ xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Theo thống kê của hiệp hội da giầy Việt Nam thì có khoảng 80% các doanh nghiệp Việt Nam là gia công, nhà thầu phụ cho các hãng lớn. Do đó nên tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU lớn song hiệu quả kinh tế thu về thì rất thấp (gia công chỉ chiếm khoảng 25-30% tổng doanh thu xuất khẩu). Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định do vậy doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không có khả năng quyết định giá bán trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Đây chính là điểm rất yếu của ngành giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phần phối nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất.
Hình thức xuất khẩu đơn giản: chủ yếu là dưới hình thức xuất khẩu qua trung gian. Giày dép của Việt Nam vẫn chưa tạo được thương hiệu cũng như uy tín có thể cung cấp những đơn đặt hàng lớn và ổn định nên khó có thể dành được nhiều đơn đặt hàng dẫn đến việc các doanh nghiệp phải chuyển hướng xuất khẩu qua một nước thứ ba đã có uy tín trên thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. Phương thức này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như khi các đối tác trung gian này gặp khó khăn thì sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu và máy móc: Hiện nay chúng ta vẫn không thể tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước, chủ yếu phải nhập khẩu từ các nước khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…Đối với nguyên liệu để sản xuất giầy như chất liệu da, dả da và các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khẩu, nút nhãn hiệu... thì đến 70- 80% phải nhập khẩu. Theo thống kê của Bộ Công Thương, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện tại chỉ hoạt động 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam mới có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. Mỗi năm Việt
Nam phải chi từ 170- 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80-100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc.
Đội ngũ nhà thiết kế: theo nhận xét của hiệp hội da giầy Việt Nam, đội ngũ thiết kế tạo mẫu giầy hiện nay ở ta còn rất thiếu và yếu. Phần lớn đội ngũ thiết kế trong các công ty là từ công nhân, sau thời gian làm tại các dây chuyền sản xuất, được lựa chọn bồi dưỡng tại chỗ để làm ở bộ phận thiết kế và phát triển sản phẩm. Những nhân viên này không được đào tạo bài bản, một số chỉ được tiếp thu trực tiếp từ các chuyên gia, hay được đi học những khóa ngắn hạn. Nên hiện nay ngành giầy thiếu vắng hẳn một lực lượng là kỹ sư phác họa, mỹ thuật công nghiệp.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU