Sau khi Việt Nam ký với EU biên bản chống gian lận trong buôn bán giầy dép, hàng năm kim ngạch xuất khẩu sang EU đều tăng trên 10%, và trong chiến lược phát triển ngành da giầy đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục xác định EU là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm. Ngành da giầy cũng đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất nhằm đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu 6,5 tỷ USD vào năm 2010.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU giai đoạn 2000 – 2009
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng KN XK 1471.7 1587.4 1875.2 2260.5 2691.1 3038.8 3595.9 3999.5 4767.8 4066.8 KN XK sang EU 1031.8 1159.6 1333.0 1587.2 1755.4 1865.0 1951.0 2187.1 2508.2 1948.3 Tỷ trọng KN XK sang EU (%) 70.11 73.05 71.09 70.21 65.23 61.37 54.26 54.68 52.61 47.91 Tốc độ tăng KNXK sang EU (%) 10.01 12.39 14.95 19.07 10.60 6.24 4.61 12.10 14.68 -22.32 Nguồn: www.gso.gov.vn
Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008 kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU cả về khối lượng lẫn giá trị đều đạt mức cao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 là 1.031,7 triệu USD thì đến năm 2008 đã đạt mức 4.767,8 triệu USD gấp hơn 4 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này đạt 11,635%. Từ năm 2003 trở về trước tỷ trọng xuất khẩu sang EU đều đạt trên 70% so với toàn ngành, từ năm 2004 trở lại đây tỷ trọng xuất khẩu so với toàn ngành có phần sụt giảm nhưng vẫn luôn duy trì vị trí dẫn đầu của thị trường EU với tỷ trọng từ 52- 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-2009
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: www.gso.gov.vn
Sang năm 2009, xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế EU còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái kinh tế trong thời gian này nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu chi tiêu của người dân EU cho việc mua sắm giầy dép hàng năm, cộng thêm việc EU chính thực gia hạn áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng giầy mũ gia xuất xứ Việt Nam thêm thời hạn là 15 tháng, thay vì 2 năm như quy định ban đầu và việc giầy dép Việt Nam khi xuất khẩu sang EU không còn được hưởng thuế ưu đãi phổ cập GSP trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào đều có xu hướng tăng lên đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu giầy dép vào EU. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU năm 2009 chỉ đạt 1.948,3 triệu USD giảm mạnh so với năm 2008 là 2.508,2 triệu USD, tốc độ tăng trưởng giảm 22.23%. Kim ngạch xuất khẩu chỉ còn chiếm 47,91% so với toàn ngành.
Bước sang năm 2010, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU được hứa hẹn là sẽ có nhiều khởi sắc trở lại. Sau một thời gian kinh tế thế giới cũng như khu vực EU bị suy thoái làm cho thị trường giầy dép nơi đây trì trệ thì sang năm 2010
được đánh giá là năm thị trường giầy dép EU sẽ tăng trở lại, nhu cầu mua sắm hầu hết các nước đều có xu hướng tăng lên. Trong mấy tháng đầu năm 2010 xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU đã có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu của hiệp hội da giầy Việt Nam thì đến hết tháng 3/2010, xuất khẩu giầy dép Việt Nam đạt 350 triệu EUR nâng kim ngạch xuất khẩu quí I lên 1,03 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó thì EU vẫn là thị trường có kim ngạch nhập khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam đạt 618 triệu USD chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng lớn hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái đạt 441 triệu USD. Đây có thể được xem như là một dấu hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu giầy dép sang EU trong năm nay.