Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 53 - 55)

Bên cạnh những thành quả đat được trong thời gian qua thì hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Giày dép xuất khẩu của ta còn ngèo nan về chủng loại và chất lượng thì chưa đạt độ đồng đều: Tại hội chợ Duseldorf 2007 tại Đức, Việt Nam chỉ có 11 gian hàng giầy tham gia đã phải lép vế trước trên 200 gian hàng của Trung Quốc. Hơn thế thì các kiểu dáng đều na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc từ 20-30%. Các mặt hàng giày dép của Việt Nam thường không phong phú về màu sắc và kiểu dáng, chỉ có 3 màu chủ đạo là đen, nâu, nửa nâu, một mẫu giầy thường chỉ có từ 3-4 mầu, kiểu

dáng thường chỉ có 5 kiểu trong khi đó giày dép của Trung Quốc lại vô cùng phong phú về mầu sắc, một mẫu giầy thường ít phải có 10 mầu. Điều này đã làm cho hàng của Việt Nam kho gây được sự thu hút của khách hang tham quan mua hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung cao độ vào một số ít mặt hàng. Sự tập trung này dễ gây ra hai quy cơ tiềm tàng cho xuất khẩu giày dép của ta. Thứ nhất là khả năng dễ bị tổn thương đáng kể do những thay đổi không dự tính được trong điều kiện cung cấp cho khách hàng EU như việc chính sách thương mại của EU đột ngột thay đổi như việc EU ra quyết định áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng giầy mũ da trong 2 năm, nhưng sau đó khi đến gần hết thời hạn thì lại thay đôi tăng lên thêm 15 tháng nữa; Thứ hai là dễ vấp phải lời kháng nghị từ phía người tiêu dùng EU tăng lên và những áp lực “ổn định hóa” trong việc thâm nhập thị trường này do công nghệ chế biến lạc hậu, nguồn nguyên liệu không đảm bảo và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin thị trường và giá cả, cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm.

Thương hiệu và uy tín sản phẩm còn yếu kém: giày dép của Việt Nam không được đánh giá cao, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trực tiếp sang đó thì chỉ thuộc loại hàng cấp thấp, chỉ có một số ít thuộc loại trung bình. Khâu marketing, quản bá sản phảm còn rất yêu. Năm 2007 tại hội Chợ Fashion First-một trong hội chơ lớn và quan trọng nhất đối với ngành giây - có 50 nước tham dự nhưng không có Việt Nam.

Việt Nam dù được đánh giá là một trong 5 nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới với công suất 715 triệu đôi/năm, nhưng liên kết thượng nguồn trong ngành liên quan đến cung ứng nguyên liệu thô như da, chất dẻo và cao su, nguyên liệu chế biến, đặc biệt là thuộc da và cao su lưu hoá còn rất yếu, các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các form mẫu nhập khẩu, chỉ có một vài nhà cung ứng form giày trong nước, Các nhà sản xuất Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới, vì vậy các sản phẩm thường có giá trị thấp và lợi nhuận không cao.

Ngoài ra, ngành sản xuất giầy dép tại Việt Nam với hơn 500 doanh nghiệp (gồm 235 doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước), thì chỉ có doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài là có trình độ công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất, số doanh nghiệp còn lại gia công hàng cho đối tác nước ngoài mới chỉ trang bị hệ thống công nghệ, thiết bị ở mức bán tự động và cơ

khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w