b. Yếu tố tâm lý
2.3.2.4. Số dư các khoản có gốc ngoại tệ
Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích các khoản mục có số dư bằng ngoại tệ của công ty để thấy được sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến các khoản tiền ngoại tệ của doanh nghiệp. Các khoản mục có số dư ngoại tệ của doanh nghiệp được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.23: Các khoản mục có số dư ngoại tệ của công ty từ năm 2008 đến 2010
ĐVT: USD
Khoản mục 2008 2009 2010
Tiền gửi ngân hàng +82,774.28 +26,258 +27,769
Khoản phải trả -9,509.27 -58,163.62 -362,404.06
Vay ngân hàng +8,064.04 +870,644.65 +30,777.12
Tổng cộng +81,329.05 +838,739.03 -303,857.94
Nhìn vào bảng 2.23 ta thấy được qua các năm, doanh nghiệp luôn phải tiếp xúc với các khoản ngoại tệ như tiền gửi ngân hàng bằng ngoai tệ, khoản phải thu, phải trả, vay ngân hàng bằng ngoại tệ. Vị thế hối đoái năm 2010 của công ty là âm, công ty không có khoản phải thu ngoại tệ để bù đắp cho các khoản mà công ty phải trả, mà chỉ dựa vào tiền gửi ngân hàng và vay ngoại tệ của ngân hàng . Đối với khoản thâm hụt này công ty cần phải bảo hiểm rủi ro tỷ giá, vì theo xu hướng hiện thời thì tỷ giá đang tăng công ty có thể sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy công ty nên sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như quyền chọn bán, hợp đồng kỳ hạn…Và trong tương lai công ty nên triển khai hoạt động xuất khẩu để có thể cân đối cán cân thanh toán của mình.
Đối với tiền gửi ngân hàng bằng USD, đây được xem như là khoản tiền mặt của doanh nghiệp dùng để chi tiêu trong những trường hợp khẩn cấp. Thay vì doanh nghiệp để tiền trong kho thì doanh nghiệp đem gửi ngân hàng để lấy lãi suất. Đối với khoản này thì công ty cũng cần phải sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì nếu như tỷ giá giảm thì sẽ gây thiệt hại cho công ty. Công ty nên sử dụng các công cụ như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Đối với khoản phải thu, hiện tại công ty chưa có các khoản phải thu bằng ngoại tệ nhưng trong tương lai nếu triển khai hoạt động xuất khẩu thì khoản này rất lớn, đây là khoản mà công ty bán chịu cho khách hàng, khách hàng sẽ trả cho công ty trong một thời gian trong tương lai, có thể là 3 tháng. Như vậy, khi khách hàng trả tiền USD cho công ty, công ty cần phải chuyển đổi sang VND để trả lương cho nhân viên và các chi phí khác. Vì vậy, rủi ro về tỷ giá là không thể nào tránh khỏi, cho nên công ty cần phải dùng các công cụ để phòng ngừa. Khi chuyển đổi sang VND công ty sợ rằng tỷ giá sẽ giảm, do đó công ty có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách bán USD kỳ hạn, hoặc sử dụng hợp đồng quyền chọn…
Đối với khoản phải trả, đây là khoản nợ của công ty khi NK hàng hóa, công ty phải trả cho người bán trong một thời gian tới, vì vậy có thể bị rủi ro tỷ giá, cho nên công ty cần phải sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như mua USD kỳ hạn, mua quyền chọn mua…
hàng trong thời gian tới, nhưng sợ rằng USD sẽ lên giá vì vậy công ty nên sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Qua việc phân tích đề tài chúng ta đã cho thấy được các rủi ro mà công ty gặp phải đối với biến động tỷ giá. Và tại sao công ty lại không dùng khoản phải thu và tiền gửi ngân hàng để bù đắp cho khoản phải trả và vay ngân hàng? Trên lý thuyết thì chúng ta có thể làm được như vậy, nhưng trên thực tế thì lại khác. Bởi vì các thời hạn của các khoản đó là khác nhau, ví dụ như thời hạn của khoản phải thu và phải trả đều là ba tháng thì quá tốt, lúc đó công ty có thể lấy khoản mà khách hàng vừa trả để trả nợ cho người bán, không cần phải chuyển sang VND, thì công ty sẽ không bị rủi ro tỷ giá. Nhưng trên thực tế thì lại không như vậy, các thời hạn trả của các khoản đó là khác nhau, cho nên công ty phải sử dụng đến các công cụ phái sinh để phòng tránh rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn...