Số luợng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ giảm đi sẽ có tác động ngược lại. Khi đó giá cả hàng hóa đối với sản phẩm NK đối với người tiêu dùng trong nước sẽ giảm, hay họ sẽ cần ít nội tệ hơn để mua lấy sản phẩm như trước kia, do vậy nhu cầu đối với hàng NK tăng lên, NK sẽ có lợi. Đồng thời những khoản nợ vay ngoại tệ hay nợ nước ngoài sẽ mất đi một phần gánh nặng nhờ chênh lệch tỷ giá, người nhận nợ sẽ chi trả ít nội tệ hơn so với khi vay mượn. Và khi đó hàng hóa trong nước đối với người tiêu dùng nước ngoài sẽ tăng giá bởi họ sẽ phải chi tiền nhiều hơn trước kia để trả cho hàng hóa đó.
Tuy nhiên, nhà kinh doanh XNK cần phải xem xét tỷ giá biến động ở mức nào thì có lợi, vì khi nhà XK đồng thời là người sản xuất hàng XK sẽ phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất. Nếu tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá) sẽ khiến cho giá nguyên vật liệu NK tăng theo, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Vì vậy, trong kinh doanh XNK cần quan tâm đến cả tỷ giá XK và tỷ giá NK. Để có lợi cho XK thì phải chọn theo công thức :
Tỷ giá XK ≤ Tỷ giá thị trường ≤ Tỷ giá NK
Một công ty XNK thì hàng ngày phải xem xét và tính toán với mức tỷ giá nào thì XK có lời và NK có lợi hơn. Đồng thời, những khoản thanh toán và đầu tư ngoại tệ của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi tỷ giá tăng lên hoặc giảm xuống. Đó là những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp sẽ hạch toán và tính toán theo những qui tắc được sử dụng trong kế toán chênh lệch tỷ giá.