Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN (Trang 37 - 38)

TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN

2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty.

2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty. Công ty.

2.1.5.1. Thuận lợi

– Mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng hoạt động kinh doanh vẫn khá thuận lợi và vượt mức các chỉ tiêu đề ra về sản lượng, doanh thu tiêu thụ, thực hiện ngân sách Nhà nước.

– Sản phẩm của công ty luôn ổn định về chất lượng, và ngày càng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

– Đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn có kinh nghiệm, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý, nhiệt tình, sáng tạo trong kinh doanh.

– Công tác tập trung xây dựng chiến lược, định hướng thị trường và chương trình tiêu thụ các loại sản phẩm đã góp phần tăng doanh số tiêu thụ, giảm rủi ro thất thoát.

2.1.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng gặp không ít khó khăn như:

– Tình hình suy giảm kinh tế ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập thấp gây tâm lý hạn chế chi tiêu làm ảnh hưởng về sản lượng tiêu thụ.

– Bên cạnh đó giá điện kinh doanh tăng, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng do giá xăng dầu tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng… dẫn đến chi phí nhập hàng, giá thành sản phẩm tăng lên trong khi giá bán của Công ty hầu như không tăng.

– Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trên địa bàng. Như Satra, Nam Phát, GC, WIN,… Các đối thủ cạnh tranh cũng kinh nhập về

các mặt hàng tương tự, từ đó làm cho thị phần của Công ty ngày càng bị chia cắt đáng kể gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty. Hiện nay chi phí dành cho đầu tư quảng cáo, khuyến mãi của Công ty cao hơn so với các năm trước đây nhưng mức tăng trưởng cũng như hiệu quả mang lại chưa cao.

– Một số chính sách của nhà nước gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực này. Như từ tháng 7/2008, khi quyết định bỏ chính sách miễn thuế cho du khách nội địa (được miễn thuế khi mua hàng dưới 500 nghìn đồng một người một ngày) có hiệu lực, tình hình thương mại tại khu cửa khẩu Mộc Bài bị đình trệ hoàn toàn. Sau đó, Chính phủ đã cho nối lại chính sách phi thuế quan với khách nội địa đến hết năm 2012 tại Mộc Bài. Các hoạt động thương mại tại đây mới tái khởi động trở lại. Khi quyết định này có hiệu lực doanh thu của công ty giảm xuống rất nhiều.

– Công tác xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế về chiến lược cũng như nhân sự. Năng lực nhân viên ở các thị trường chưa đồng đều. Hoạt động marketing còn chưa được đầu tư đúng mức kể cả về số lượng và chất lượng, chưa có tính chuyên môn hóa cao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w