Kim ngạch trao đổi thơng mại

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore thực trạng và triển vong (Trang 28 - 30)

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, quan hệ thơng mại Việt Nam - Singapore ngày càng phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ những năm 1996 đến nay. Nếu tính kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nớc ASEAN từ năm 1996 đến nay thì Singapore vẫn luôn là nớc có kim ngạch buôn bán lớn nhất với Việt Nam trong số các thành viên ASEAN.

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Singapore từ năm 1996 -2002 và tỷ trọng của nó so với toàn khối ASEAN

Năm Singapore (Triệu USD) ASEAN (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1996 3 .965 5.505 72% 1997 3.232 5.114 63% 1998 3.372 6.073 53% 1999 2.705 5.752 47% 2000 3.646 7.132 51% 2001 3. 537 6.777 52% 2002 3. 494 7.190 49%

Nguồn : Tổng cục Hải quan

Từ bảng 2 ta thấy rằng kim ngạch mua bán giữa Việt Nam - Singapore luôn luôn chiếm một vị trí chủ yếu, lớn hơn hoặc bằng các nớc ASEAN còn lại. Điều đó thể hiện tính quan trọng của mối quan hệ này. Đặc biệt năm 1996 xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Singapore chiếm 72% tỷ trọng trong toàn khối ASEAN. Tuy nhiên đến năm 1998 do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Singapore có giảm chút ít. Song đến năm 1999 buôn bán hai chiều của Việt Nam - Singapore tiếp tục giảm

chỉ đạt 2. 705 triệu USD và chiếm 47% trong ASEAN, mức thấp nhất từ 1990 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là gạo là một trong mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bị giảm giá, giá cà phê cũng giảm, một phần do Indonesia không nhập, các khu vực khác cũng giảm kim ngạch mặt hàng gạo làm giảm cả khối lợng và trị giá xuất vào thị trờng này. Nhng nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu của của Việt Nam và Singapore không có ảnh hởng gì lớn, bởi Singapore là thị trờng chung chuyển, ít ảnh hởng tới hàng xuất và nhập khẩu của Việt Nam so với khả năng sẵn có của họ.

Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Singapore từ 1996 -2002

Đơn vị : triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch Nhập siêu

1996 1.889 2.076 3.965 187 1997 1.557 2.075 3.232 918 1998 1.080 2.292 3.372 1.212 1999 822 1.883 2.705 1.061 2000 886 2.780 3.646 1.874 2001 1.044 2.493 3.537 1.449 2002 960 2.534 3.494 1.574

Nguồn : Tổng cục Hải quan

Từ bảng trên ta thấy năm 1996 kim ngạch buôn bán của Việt Nam với Singapore chiếm 72% trong tổng kim ngạch buôn bán với ASEAN và chiếm 22% tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam với thế giới. Năm 2000, kim ngạch hai chiều đạt 3.646 triệu USD trong đó Việt Nam xuất 886 triệu USD, nhập 2.780 triệu USD cán cân thơng mại thâm hụt của Việt Nam là 1.874 triệu USD. Đây là con số thâm hụt lớn nhất từ trớc đến nay. Do kim ngạch xuất trong năm 2000 chỉ cao hơn mức năm trớc đó không đáng kể, năm 1999 là 882 triệu USD năm 2000 là 886 triệu USD. Trong khi đó nhập khẩu tăng vọt từ 1.883 triệu USD năm 1999 lên 2.780 triệu USD năm 2000. Trong năm 2000 Việt Nam tập trung nhập khẩu một số lợng lớn nh xăng dầu, thiết bị nguyên, vật liệu cho nhiều doanh nghiệp đầu t n- ớc ngoài từ khu vực thị trờng Singapore.

Nhng đến năm 2001 xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore tăng và nhập khẩu lại giảm so với năm 2000 (xuất khẩu tăng 158 triệu USD, nhập khẩu giảm 287 triệu USD). Có thể nói đây là những nỗ lực rất lớn của hai nớc, mặc dù trong những năm gần đây, nhu cầu, giá cả của hầu hết mặt hàng xuất khẩu nh nông sản có khối lợng, kim ngạch lớn của Việt Nam đều giảm, không ổn định và đang gặp nhiều khó khăn trong thị trờng. Hơn nữa, năm 2001 là năm hậu khủng hoảng của nền kinh tế Singapore, nhng xét về kim ngạch buôn bán hai chiều, Singapore vẫn giữ vị thế là một bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong số các nớc ASEAN.

Sang năm 2002 nền kinh tế Singapore đang dần đợc phục hồi và nó đặt hy vọng cho kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nớc Việt Nam - Singapore. Tuy nhiên để đảm bảo thành công sự phục hồi và phát triển Singapore đang và sẽ tiến hành thay đổi mạnh mẽ cơ cấu hàng nhập khẩu, điều đó đã ảnh hởng mạnh đến hàng nhập khẩu khẩu của Việt Nam vào Singapore, trong năm 2002 kim ngạch xuất của Việt Nam đã giảm xuống so với năm 2001 và cán cân thơng mại lại có xu hớng thâm hụt lên. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù Singapore là thị trờng quốc tế rất thuận lợi song nó cũng chứa đựng đầy thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore thực trạng và triển vong (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w