LỜI KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về mô hình dòng lưu kim chiết khấu trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 115 - 118)

X Variable 1 Residual Plot

LỜI KẾT LUẬN

Ở Việt Nam, thẩm định giá doanh nghiệp là một lãnh vực khá mới mẻ, nhưng đĩng vai trị ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế quốc gia, đặc biệt

là khi nền kinh tế đĩ đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Nhận thức rằng, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn cịn một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến cơng tác thẩm định giá nĩi chung và mơ hình DCF nĩi riêng chưa

được làm sáng tỏ, tác giả kỳ vọng nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ gĩp một phần nhỏ bé vào những nỗ lực thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi và cĩ hiệu quả các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp trong điều kiện cụ thểở nước ta.

Trên cơ sở khái quát hố khuơn khổ lý thuyết về thẩm định giá doanh nghiệp và mơ hình DCF, tác giảđã cố gắng đối chiếu, phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng mơ hình DCF trong cơng tác thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ cho cổ phần hố ở Việt Nam thời gian qua, và chỉ ra một số vần đề tồn tại cần được quan tâm khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của cơng tác này trong thời gian tới.

Đề tài cũng tập trung làm rõ các gợi ý chính sách liên quan đến việc cải tiến hai khiá cạnh kỹ thuật khi vận dụng biến thể DDM trong thẩm định giá doanh nghiệp ở nước ta, đĩ là: (i) vấn đề dự báo dịng lưu kim lợi tức cổ phần kỳ vọng ; và (ii) vấn đề ước lượng chi phí vốn chủ sở hữu. Một số ví dụ đã được xây dựng để

minh hoạ cho các gợi ý chính sách, cũng như gĩp phần gia tăng tính thuyết phục của các gợi ý chính sách này.

Bên cạnh những đĩng gĩp nêu trên, vì nhiều lý do, đề tài nghiên cứu này cũng khơng tránh khỏi những hạn chế nhất định, cĩ thểđược chỉ ra sau đây:

Một là các đặc thù liên quan đến tính thanh khoản kém, khả năng đa dạng hố đầu tư và phân tán rủi ro thấp của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến giá trị doanh nghiệp như thế nào vẫn chưa được làm sáng tỏ. Việc làm thế nào để ước lượng và phản ánh những tác động này vào giá trị doanh nghiệp cũng vẫn chưa

được nghiên cứu đến.

Hai là việc tổng hợp cơ sở lý thuyết về thẩm định giá doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ khái lược, và chưa bao quát được nhĩm các phương pháp thẩm định giá dựa vào quyền chọn thực. Những vấn đề liên quan đến việc ước lượng các dịng

lưu kim tự do (FCFE và FCFF) trong mơ hình DCF vẫn chưa được đề cập đến một cách thấu đáo.

Ba là quy trình dự báo bằng mơ hình nhân hoặc mơ hình cộng áp dụng cho các doanh nghiệp chịu sự tác động của yếu tố mùa vụ chỉ mới dừng lại ở ý tưởng chính sách, mà chưa được triển khai thành ví dụ minh hoạ chính sách rõ ràng.

Bốn là liệu cĩ thể sử dụng cách thức nào khác, ngồi phương pháp tính tốn theo hướng dẫn hiện hành của cơ quan hoạch định chính sách, để ước lượng tốc độ

tăng trưởng lợi tức cổ phần kỳ vọng (g) trong mơ hình DDM hay khơng vẫn là một câu hỏi cịn bỏ ngỏ.

Năm là mặc dù việc sử dụng số liệu tự xây dựng để minh hoạ cho các gợi ý chính sách là một cách làm phổ biến và được chấp nhận rộng rãi, nhưng rõ ràng việc khơng tìm kiếm đủ dữ liệu thực tếđảm bảo sự chuẩn mực cho mục đích minh hoạđã làm giảm tính thuyết phục của các gợi ý chính sách của đề tài.

Cuối cùng, do ràng buộc về thời gian và năng lực nghiên cứu, cũng như sự

hạn chế trong khả năng tiếp cận và khai thác số liệu, đề tài chỉ mới dừng lại ở mức

độ nhận diện vấn đề và đưa ra các đề xuất cải tiến đơn lẻ, mà chưa thực hiện được quá trình kiểm nghiệm các đề xuất này, thơng qua việc ứng dụng chúng trong một tình huống thẩm định giá doanh nghiệp cụ thể. Đây cĩ lẽ là hạn chế lớn nhất của đề

tài, địi hỏi tác giả phải đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực hơn nữa để bổ khuyết và hồn thiện luận văn này trong thời gian tới.

Tác giả tin rằng những hạn chế vừa nêu của đề tài này cĩ thể trở thành xuất phát điểm cho những đề tài tiếp theo, nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc, tồn diện hơn phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp dựa vào mơ hình DCF và các biến thể của nĩ, gĩp phần vào những nỗ lực chung của cộng đồng trong việc hồn thiện một quy trình thẩm định giá doanh nghiệp theo mơ hình DCF, phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về mô hình dòng lưu kim chiết khấu trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)