Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động

Một phần của tài liệu các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 25 - 29)

- Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết bằng văn bản quyết định

2.1.3Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động

2.1.3.1 Phân tích về mặt số lượng lao động

Ta có bảng số liệu sau:

Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối giữa năm 2008 với năm 2007

Đơn vị tính: Người STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Lao động trực tiếp 3929 4721 792 20,16%

2 Lao động gián tiếp 439 515 76 17,31%

3 Tổng số nhân viên Công ty 4368 5236 868 19,87%

(Nguồn phòng kế toán Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG)

Bảng 2.1 Phân tích tình hình lao động năm 2007 với năm 2008

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2008 là 5236 người, tức là tăng thêm 868 người so với năm 2007 (4368 người), tương ứng với 19,87%. Sự tăng này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+Lao động trực tiếp: Năm 2008 tăng thêm 792 người so với năm 2007, tương ứng 20,16%.

+Lao động gián tiếp: năm 2008 tăng thêm 76 người so với năm 2007, tương ứng 17,31%.

Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối: Giữa năm 2008 với năm 2009

Đơn vị tính: Người

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

1 Lao động trực tiếp 4721 4660 -61 -1.29%

2 Lao động gián tiếp 515 510 -5 -0.97%

3 Tổng số nhân viên Công ty 5236 5170 -66 -1.26%

(Nguồn phòng kế toán Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG)

Bảng 2.2 Phân tích tình hình lao động năm 2008 với năm 2009

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2009 là 5170 người, tức là giảm 66 người so với năm 2008 (5236 người), tương ứng với 1,26%. Sự giảm này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+ Lao động trực tiếp: năm 2009 giảm đi 61 người so với năm 2008, tương ứng với -1,29%.

+ Lao động gián tiếp: năm 2009 giảm đi 5 người so với năm 2008, tương ứng với -0,97%.

Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối giữa năm 2007 với năm 2009

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2009 Chênh lệch

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

1 Lao động trực tiếp 3929 4660 731 18,61%

2 Lao động gián tiếp 439 510 71 16,17%

3 Tổng số nhân viên Công ty 4368 5170 802 18,36%

(Nguồn phòng kế toán Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG)

Bảng 2.3 Phân tích tình hình lao động năm 2007 với năm 2009

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2009 là 5170 người, tức là tăng 802 người so với năm 2007 (4368 người), tương ứng với tăng 18,36%. Sự tăng này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+ Lao động trực tiếp: năm 2009 tăng lên 731 người so với năm 2007, tương ứng với tăng 18,61%.

+ Lao động gián tiếp: năm 2009 tăng lên 71 người so với năm 2007, tương ứng với 16,17%.

2.1.3.2. Phân tích năng suất lao động

NSLĐ bình quân năm của 1

CNSX =

Giá trị tổng sản lượng

Số CNSX bình quân

* So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và 2008

(Nguồn phòng kế toán Công ty TP Đầu tư và Thương mại TNG)

Bảng 2.4 So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2008

Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động ta thấy tổng doanh số sản xuất tăng 61,03% tương ứng 4.106.067 (đv 1000USD), Số ngày công tăng 58,08% tương ứng 561470 công, trong đó của khối trực tiếp sản xuất tăng 51,44% tương ứng với 334818 công.

Do đó NSLĐ bình quân 1 công nhân năm 2007 là 6,96 (USD/ca), năm 2008 là 7,09 tăng 0,13 (USD/ca) tương ứng 1,87% trong đó NSLĐ của khối trực tiếp sản xuất tăng 0,65 (USD/ca) tương ứng 6,29%.

* So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2008 và 2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Mức %

1 Doanh số sản xuất (1000USD) 6.728.178 10.834.245 4.106.067 61,03

2 T/số ngày công toàn Cty (Công) 966.678 1.528.148 561.470 58,08

Trong đó: CN trực tiếp SX 650.856 985.674 334.818 51,44

3 Năng suất LĐ (USD/ca) 6,96 7,09 0,13 1,87

(Nguồn phòng kế toán Công ty TP Đầu tư và Thương mại TNG)

Bảng 2.5: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2008 và năm 2009

Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động ta thấy tổng doanh số sản xuất năm 2009 giảm 11,04% so với năm 2008, tương ứng giảm 1.195718 (đv 1000USD), Số ngày công giảm 9,26% tương ứng giảm 141579 công, trong đó của khối trực tiếp sản xuất giảm 11,44% tương ứng với giảm 113078 công.

Do đó NSLĐ bình quân 1 công nhân năm 2008 là 7,09 (USD/ca), năm 2009 là 6,95 giảm 0,14 (USD/ca) tương ứng giảm 1,97% trong đó NSLĐ của khối trực tiếp sản xuất tăng 0,06 (USD/ca) tương ứng tăng 0,55%.

* So sánh năng suất lao động năm 2007với 2009

(Nguồn phòng kế toán Công ty TP Đầu tư và Thương mại TNG)

Bảng 2.6: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2009

Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động ta thấy tổng doanh số sản xuất năm 2009 tăng 43,26% so với năm 2007, tương ứng tăng 2.910349 (đv 1000USD), Số ngày công tăng 43,44% tương ứng tăng 419891 công, trong đó của khối trực tiếp sản xuất giảm 34,07% tương ứng với tăng 221740 công.

Do đó NSLĐ bình quân 1 công nhân năm 2007 là 6,96 (USD/ca), năm 2009 là 6,95 giảm 0,01 (USD/ca) tương ứng giảm 0,14% trong đó NSLĐ của khối trực tiếp sản xuất tăng 0,71 (USD/ca) tương ứng tăng 6,87%

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Mức %

I Doanh số sản xuất (1.000USD) 10.834.245 9.638.527 -1,195,718 -11,04

II T/số ngày công toàn Cty (Công) 1.528.148 1.386.569 -141.579 -9,26

Trong đó: CN trực tiếp SX 985.674 872.596 -113.078 -11,47

III Năng suất LĐ (USD/ca) 7,09 6,95 -0,14 -1,97

T/đó: CN trực tiếp may 10,99 11,05 0,06 0,55

STT Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch

Mức %

I Doanh số sản xuất (1.000USD) 6.728.178 9.638.527 2.910.349 43,26

II T/số ngày công toàn Cty (Công) 966.678 1.386.569 419.891 43,44

Trong đó: CN trực tiếp SX 650.856 872.596 221.740 34,07

III Năng suất LĐ (USD/ca) 6,96 6,95 -0,01 -0,14

Năng suất lao động là một yếu tố quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề của mọi công ty đều là làm sao để nâng cao được tối đa năng suất lao động của công nhân viên, song song với đó là cố gắng giảm chi phí sản xuất. Điều này không hề đơn giản đối với các công ty. Tuy nhiên với sự chỉ đạo của hội đồng cổ đông, công ty TNG đã đạt được những thành công trong việc nâng cao năng suất lao động của mình.

Một phần của tài liệu các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 25 - 29)