Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

Một phần của tài liệu BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC (Trang 63 - 68)

II. Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam hiện

2.4.Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

2. Các biện pháp phi thuế

2.4.Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

Theo số liệu của Ban thư ký WTO, từ 1995 đến hết 2004, trên thế giới tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách là Ấn Độ (399 vụ), Hoa Kỳ (354 vụ)... Đối với Việt Nam, tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với 21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu đóng thuế chống bán phá giá.

Các nước phát triển đã và đang sử dụng phổ biện pháp chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ, chống trợ cấp như một rào cản thương mại bảo hộ hiệu quả cho sản xuất trong nước. Tuy nhiên, vấn đề này đối với Việt Nam còn khá mới mẻ.

Trước kia chúng ta chưa có các quy định về chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc các biện pháp tự vệ. Sau đó, theo Điều 2, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng mức thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu có giá thấp hơn “giá thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho các nhà sản

xuất hàng hoá tương tự trong nước”. Chính phủ ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (số 20/1004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004) và Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/9/2002. Trong thời gian qua, việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ ở nước ta gặp những khó khăn như: hệ thống luật pháp kinh tế - thương mại của Việt Nam còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện... Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 16/06/2005 đã có quy định các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời.Ngày 11/7/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 9/1/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 1006/2005/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản thu đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Các quy định về các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời của Việt Nam tuân thủ theo các nguyên tắc và quy định của WTO về vấn đề này, chấp nhận cơ chế phi thị trường đến hết ngày 31/12/2018 đối với điều tra chống bán phá giá. Mặc dù vậy, cho tới nay chưa có vụ điều tra nào về chống bán phá giá hay việc áp dụng các biện pháp tự vệ diễn ra ở Việt Nam.

Trên thực tế, nước ta chưa có các bộ luật hoàn chỉnh về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như các nước đã hội nhập trước chúng ta nhìêu năm. Về bộ máy thực thi, đây là những yêu cầu không dễ đáp ứng nhất trong điều kiện hầu như chúng ta chưa có kinh nghiệm gì đáng kể trong việc đối phó với việc hàng xuất khẩu của ta bị điều tra bán phá giá và trợ cấp. Chúng ta cũng chưa có một đội ngũ luật sư, tư vấn viên có kiến thức đầy đủ hay có kinh nghiệm phong phú về bán phá giá hay trợ cấp. Xét trên khía cạnh này,

việc hình thành và xây dựng bộ máy thực thi áp dụng chống bán phá giá và chống trợ cấp của Việt Nam mới đang ở giai đoạn khởi động và bước đầu vận hành. Đó sẽ là một trong những khó khăn chủ yếu của Việt Nam khi phải đối mặt với những tranh chấp thương mại quốc tế khi tiến hành sâu hơn vào tiến trình tự do hoá thương mại.

Hơn nữa, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tương quan chính trị của các đối tác. Với vị thế chính trị chưa đủ mạnh, khi Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng nước ngoài nhập khẩu, nước ta sẽ gặp phải phản ứng mạnh mẽ của các quốc gia xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến nhiều chính sách kinh tế khác. Mặt khác, sự hiểu biết và liên kết giữa các nhà sản xuất, tiêu dùng, các nhà xuất nhập khẩu về lĩnh vực chống bán phá giá và chống trợ cấp còn hết sức yếu kém; sự phối hợp lỏng lẻo của các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, sự thiếu đồng bộ của các bên có liên quan trong việc điều tra chống bán phá giá; sự hạn chế về kinh nghiệm, kinh phí cho việc tiến hành các hoạt động điều tra, đàm phán để áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ta.

2.5. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Trên thực tế, các nước đang phát triển – các nước mà trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm hàng đầu – đang ưu tiên áp dụng những biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Các nước này có đặc điểm cơ bản là nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế kém. Xuất phát từ nhận thức cần phải tránh những hạn chế do hoạt động của các MNCs gây ra, vì sự phát triển của đất nước, bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh tranh của các Công ty nội địa, đồng thời để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, Chính phủ các nước đang phát triển thường áp dụng TRIMs. Đó là những công cụ quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế của các nước này, mặc dù chúng có những ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và

đầu tư quốc tế. Khi gia nhập WTO, các nước phải cam kết loại bỏ TRIMs, điều này đồng nghĩa với việc các nước phải tìm các biện pháp vừa tuân thủ các quy định của WTO, nhưng đồng thời vẫn tạo cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp trong nước.

Là một trọng 16 Hiệp định đa phương của WTO, Hiệp định TRIMs quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm sử dụng đối với các nước thành viên. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, việc thực hiện các hiệp định của WTO nói chung và Hiệp định TRIMs nói riêng là nghĩa vụ bắt buộc.

Việt Nam đã có một quá trình áp dụng TRIMs với các mục tiêu cơ bản là vừa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước. Các biện pháp Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua là yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, yêu cầu cân đối ngoại tệ, yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc. Trong đó, biện pháp được tập trung áp dụng nhiều nhất là yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá trong các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô; sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và phụ tùng thuộc ngành điện tử, cơ khí – điện. Ngoài ra, các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực vật, đường mía cũng thuộc đối tượng các ngành phải thực hiện chương trình nội địa hoá nhằm phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Song, do tính đặc thù nên phần lớn các dự án thuộc ngành này được xây dựng với mục đích sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có trong nước. Do vậy, các nhà đầu tư sẽ tự nguyện thực hiện chính sách nội địa hoá, kể cả trong trường hợp không được khuyến khích hoặc ưu đãi.

 Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô: Thời gian qua, chiến lược và chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã kêu gọi đầu tư và dành nhiều ưu đãi cho ngành này. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa thể thực sự nội địa hoá ôtô. Nguyên nhân cơ bản là do các ngành

công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp nói chung và cho ôtô nói riêng ở Việt Nam còn manh mún, thô sơ, thiếu tính kỹ thuật chuyên sâu, thực tế những năm qua cho thấy tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt được từ 2-10% và chỉ tập trung chủ yếu vào các công đoạn sản xuất đơn giản như hàn lắp khung, thân xe, sơn, tẩy rửa, lắp ráp thiết bị kiểm tra kèm theo.

 Đối với ngành sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy: Chương trình nội địa hoá ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy tại Việt Nam thời gian qua là một ví dụ điển hình về sự thành công và phát triển ban đầu. Tỷ lệ nội địa hoá được quy định ngày trong Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đáp ứng được tiến độ và tỷ lệ nội địa hoá như quy định. Phần lớn sản phẩm nội địa được sử dụng là những chi tiết, linh kiện sản xuất với kỹ thuật công nghệ đơn giản, rất ít bộ phận chính, quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao thuộc cụm động cơ.

 Đối với ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm và phụ tùng điện tử và cơ khí – điện: Trong điều kiện kỹ thuật sản xuất ở nước ta còn lạc hậu, các ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm và phụ tùng điện tử và cơ khí – điện cần được nội địa hoá để từng bước tạo ra các ngành công nghiệp cơ bản trong nước. Thời gian qua, việc thực hiện chương trình nội địa hoá đối với các ngành công nghiệp này chưa đạt mục tiêu đề ra. Sáu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành này mới chỉ đạt mức nội địa hoá khoảng 30%. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong việc cung cấp các linh kiện và phụ tùng, đặc biệt là các ngành sản xuất, lắp ráp đòi hỏi công nghệ cao.

Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành minh bạch hoá chính sách về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, theo đó, chúng ta cam kết sẽ loại bỏ hoàn toàn các biện pháp không phù hợp với Hiệp định TRIMs ngay tại thời điểm gia nhập. Cho đến nay, về cơ bản, Việt Nam tuẩn thủ nghiêm túc các cam kết này.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC (Trang 63 - 68)