Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC (Trang 36 - 38)

II. Sự cần thiết phải bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

2.2.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2. Sự cần thiết phải bảo hộ đốivới Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.2.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, một thực trạng phổ biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường rất thấp (đặc biệt là thị trường quốc tế). Sự yếu kém trong năng lực cạnh tranh không chỉ khiến các doanh nghiệp của chúng ta thất bại trên “sân khách”, mà có thể thua ngay trên “sân nhà”. Đó cũng là lý do vì sao phải có các biện pháp bảo hộ để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, bảo vệ nền sản xuất nội địa.

Về quy mô, hầu hết các doanh nghiệp của chúng ta là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2007, một tổ chức nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu để tìm ra 200 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã đưa ra nhận định: Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam nếu “soi” vào tiêu chuẩn thì hầu như chưa có doanh nghiệp đạt doanh nghiệp có quy mô lớn. Nếu được coi là lớn của ta cũng chỉ bằng doanh nghiệp trung bình trong khu vực. Và trong buổi nói chuyện của chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực cạnh tranh – M.Porter tại Việt Nam, ông cũng đưa ra nhận định rằng, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về mặt quy mô. Trong khi đó, theo ông, dòng chảy phát triển chung lại đòi hỏi rất lớn về quy mô kinh tế. Doanh nghiệp phải thực sự có quy mô mới hoạt động hiệu quả được.

Có 6 tiêu chí được coi là yếu tố quan trọng cho một doanh nghiệp là: vốn, nguồn nhân lực, thiết bị công nghệ, vật tư đầu vào, trình độ quản lý, marketing thì cả 6 tiêu chí này trong doanh nghiệp của ta đều yếu. Nguồn nhân lực, một trong những lợi thế của ta được nhận định là dồi dào thì bây giờ cũng yếu đi bởi kỹ năng kém, tranh chấp lao động xảy ra tràn lan và trở thành mối đau đầu số 1. Nếu như trước đây, giá nhân công rẻ được coi là một lợi thế to lớn thì càng ngày, với tốc độ càng nhanh, chất xám, giá trị gia tăng trong các dây chuyền công nghệ hiện đại mới tạo được ưu thế. Và như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt khi tham gia sân chơi với các nước sản xuất công nghệ nguồn cũng như những nước có khả năng nắm bắt nhanh chóng công nghệ mới.

Theo báo cáo điều tra một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương thực hiện cho thấy, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với mức trung bình trên thế giới, điển hình như ngành cơ khí, chế tạo máy…

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phải nhập nguyên vật liệu cho sản xuất. Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sự tăng trưởng cao trong nhiều năm qua như: hàng dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu, ô tô , xe máy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa … cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu. Nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiếm trên 60% giá thành sản phẩm như: giấy in, giấy viết, phôi thép và thép cám, lốp xe các loại… Việc nhập khẩu với số lượng lớn nguyên vật liệu cũng sẽ gây tác động trực tiếp tới tính chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tới giá thành do phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái… Việc phải nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm phát

sinh thêm nhiều khoản chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chi phí hải quan, chi phí cảng, chi phí bảo hiểm… Chi phí kinh doanh của ta còn cao, do đó tỷ suất lợi nhuận hạn chế. Lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có động lực để phát triển.

Về chiến lược phát triển và tính liên kết, doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, nếu không nói là khá yếu kém. Cho đến nay, chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn được xây dựng một cách thụ động, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hơn là căn cứ vào sự phân tích thị trường; còn việc xây dựng chiến lược cạnh tranh thì căn bản dựa trên cơ sở năng lực và sản phẩm hiện tại mà ít tính đến lợi thế so sánh, chưa có sự tham gia của yếu tố khách hàng, của đối thủ cạnh tranh và hầu như thường xuyên vắng mặt lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do thiếu các nhà quản trị chuyên nghiệp, việc hoạch định chiến lược kinh doanh vẫn còn nặng nề về thủ tục hành chính, thậm chí rập khuôn theo quy trình hoạch định chiến lược phát triển ở cấp quốc gia hoặc cấp ngành. Về tính liên kết thì gần như các doanh nghiệp lớn làm ăn với lớn, bé làm ăn với bé, tạo ra kẽ hở trong kinh doanh, không liên kết thì tính cạnh tranh sẽ kém.

Mặt khác, gần đây, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cho thấy sự non nớt về kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế. Sự thiếu kinh nghiệm ấy thể hiện qua sự thiếu hiểu biết thông tin về thị trường bạn, các thông tin liên quan tới quy định pháp luật, yếu tố văn hóa hay thị hiếu người tiêu dùng. Điều đó dẫn tới thực trạng là rất ít khi doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất hàng trực tiếp mà không phải qua nước trung gian. Nghiêm trọng hơn là việc hàng hóa Việt Nam liên tục bị kiện về bán phá giá khi xuất khẩu sang Mỹ, EU thời gian qua.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ HỢP LÝ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC (Trang 36 - 38)