PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNGKINH DOANH XNK HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY SONA

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA (Trang 39 - 44)

CỦA CÔNG TY SONA

1. Tình hình hoạt động XNK hàng hoá

* Mặt hàng kinh doanh :

Hàng hoá Công ty đang cung ứng trên thị trường chủ yếu là hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu:

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng.

+ Máy móc thiết bị: Chủ yếu là máy công trình, ôtô vận tải phục vụ sản xuất và xây dựng. Hàng hoá của SONA đang tiếp tục được khẳng định bằng chất lượng và dịch vụ sau bán hàng. Chính vì cậy hàng tồn kho chậm luân chuyển là không đáng kể. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Hàn quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ ... . Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

+ Nguyên vật liệu: Chủ yếu là sắt thép, mặt hàng sắt thép nhập khẩu của SONA đang rất được ưa chuộng trên thị trường nội địa.

+ Hàng tiêu dùng: SONA chủ yuế nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống mà trong nước chưa sản xuất được hoạc chưa đáp ứng được nhu cầu. Hàng tiêu dùng nhập khẩu của SONA luôn được khách hàng ưa chuộng và hầu như không có hàng tồn kho chậm luân chuyển . Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Mỹ, Đài loan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản...

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty : chủ yếu là hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ.

+ Hàng nông sản: Công ty chủ yếu xuất khẩu cao su và nước tương. Tuy mới vào thị trường hàng nông sản nhưng hàng hoá của SONA được đánh giá cao, chất lượng tốt, thời gian giao hàng đúng hạn, giá cả hợp lý. Khách hàng đang tiếp tục đặt mua hàng của SONA và mong muốn tăng số lượng và kim ngạch hàng nông sản. Thị trường chủ yếu các nước ASEAN, Trung quốc, Hàn quốc, EU, Nhật Bản, các nước Đông âu cũ...

+ Hàng thủ công mỹ nghệ: SONA cũng chỉ mới bắt đầu vào thị trường, tuy mới chỉ với số lượng nhỏ, kim ngạch còn hạn chế nhưng cũng đã khẳng định được uy tín của SONA rất được khách hàng nước ngoài ưa chuộng về mẫu mã, chất lượng và thời gian giao hàng, chắc chắn trong thời gian tới sẽ có bước nhảy vọt cả về số lượng đối với mặt hàng này. Thị trường chủ yếu là Đài loan, Nhật bản, Hồng kông, Trung quốc , Hàn quốc, EU, SNG...

* Thị trường:

- Các khách hàng nội địa chủ yếu của Công ty SONA bao gồm: + Công ty TNHH Phú Thái

+ Công ty TNHH Tự Cường + Công ty TNHH Đại Minh + Công ty TNHH Toàn Thắng + Công ty Văn phòng phẩm Hà nội + Công ty Nam Tuấn

+ Công ty Tân Sao Việt + Xí nghiệp Xây lắp 7 ...

- Thị trường nước ngoài của Công ty như: Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Malaysia, Indonexia, Philipin, Thái lan, Taiwan...

* Kim ngạch XNK

- Tổng kim ngạch XNK của Công ty năm 2002 đạt 7,9 triệu USD. Trong đó xuất khẩu đạt 2,2 triệu USD, nhập khẩu đạt 5,7 triệu USD

* Hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá:

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá dưới đây:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Stt Chỉ tiêu

Năm Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

2 Nộp ngân sách 379.742 611.598 121.346 7.949.000 10.880.000

3 Lãi gộp 381.051 141.371 189.343

Mặc dù hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mới chính thức từ năm 1997, song cho đến nay hoạt động này của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và đã đem lại được nguồn thu đáng kể cho công ty. Từ đầu năm 1997 khi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu bắt đầu hoạt động của mình bằng hoạt động nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu thì đến đầu năm 2001, hoạt động bán hàng xuất khẩu đã được triển khai. Sự gia tăng các khách hàng nội địa, kèm theo đó là sự gia tăng về số lượng hợp đồng đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu ở công ty ngày thêm khởi sắc. Lợi nhuận tăng khoảng 20 đến 30 % mỗi năm đã chứng tỏ được hiệu hoạt động kinh doanh của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.

Do điều kiện vốn lưu động còn quá ít, năm 2000 về trước , Công ty chủ yếu làm dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác và huy động vốn của khách hàng để kinh doanh. Năm 1997 doanh thu xuất nhập khẩu đã đạt con số đáng kể (6.868.654.000 VNĐ ). Tuy nhiên sang đến năm 1998 do chính phủ ban hành nghị định 57/CP mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, vì vậy nhiều khách hàng trước kia của SONA đã tự tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp. Do mất khá nhiều đơn hàng từ các đơn vị này nên năm 1999 và năm 2000 doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã giảm đáng kể.

Do đặc điểm hoạt động thương mại phát triển sau, các năm trước đây hoạt động cầm chừng, hạn chế, doanh thu thấp, mang lại hiệu quả chung cho Công ty chưa đáng kể, nhưng sang đến năm 2001 và năm 2002 hoạt động kinh doanh XNK đã tăng lên mạnh mẽ cùng với sự phát triển theo hướng qui mô lớn và có hiệu quả trên các mặt: Tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, thị trường và cơ cấu ngành hàng, kết hợp hài hoà giữa nhập khẩu và xuất khẩu ... Cụ thể là: doanh thu XNK HH và các dịch vụ khác năm 2001 là: 78.382.000.000 VNĐ tăng 14 lần, nộp ngân sách là: 7.560.000.000 VNĐ tăng 8 lần, lợi nhuận là: 143.800.000 tăng 5 lần so với năm 2000 và các năm trước đây. Doanh thu XNK HH và các dịch vụ khác năm 2002 là: 120.516.000.000 tăng 1,54 lần so với năm 2001.

Như vậy có thể nhận định rằng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty tuy đã khởi sắc và đạt được những thành tích đáng khích lệ trong hai năm 2001, năm 2002 và đang dần dần đi vào ổn định, song vẫn có sự bấp bênh trong việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch các năm tiếp theo của công ty. Điều này là do nguyên nhân

hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty không mang tính chuyên doanh, chủ yếu vẫn là hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác, nên phần lớn hoạt động kinh doanh của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào các công ty khác ở trong nước. Đây chính là mặt hạn chế trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá mà Công ty cần khắc phục.

2. Các hình thức kinh doanh XNK của Công ty SONA

a/ Hình thức kinh doanh xuất khẩu:

- Hình thức xuất khẩu chủ yếu là : Xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp. Nhìn chung hoạt động xuất khẩu chính của SONA vẫn là nhận uỷ thác xuất khẩu cho các công ty trong nước. Mọi quá trình chuẩn bị, đóng gói và vận chuyển hàng hoá tới cảng đều do bên uỷ thác đảm nhận. Công ty chỉ có vai trò trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương, hướng dẫn bên uỷ thác trong việc đóng gói, vận chuyển và giúp đỡ vmọi việc cần thiết để giải quyết các khiếu nại (nếu có). Từ đầu năm 2001, khi Công ty tiến hành tìm hiểu thị trường tiêu thụ ở nước ngoài thì đồng thời Công ty cũng trực tiếp tham gia vao khâu thu mua hàng hoá xuất khẩu ở thị trường trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng trách nhiệm của Công ty đối với quá trình xuất nhập khẩu và cùng với đó là việc phải kiểm soát rủi ro ở mức độn lớn hơn.

* Quá trình xuất khẩu hàng hoá ở SONA được thực hiện theo quy trình sau:

- Đàm phán, ký kết hợp đồng với khách ngoại và nội - Lập phương án kinh doanh

- Giục bên mua mở L/C

- Tiến hành thủ tục vay tiền Ngân hàng để mua hàng - SONA chuyển tiền đặt cọc mua hàng

- Kiểm tra xem L/C đã mở chưa? - Chuẩn bị hàng xuất khẩu

- Làm thủ tục xuất khẩu

- Lấy mẫu đi giám định chất lượng (nếu khách hàng yêu cầu) - SONA thuê tàu (Tuỳ theo tong hợp đồng)

- Mua bảo hiểm (Tuỳ theo tong hợp đồng)

- Giao hàng lên tàu và thuyền trưởng giao lại cho Công ty vận đơn đường biển (nếu hàng xuất khẩu theo giá FOB)

- SONA gửi bộ chứng từ nhận hàng cho khách nước ngoài

- Lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngân hàng để thanh toán - Thanh lý hợp đồng, đóng thuế xuất khẩu (nếu có)

b/ Hình thức kinh doanh nhập khẩu:

Hình thức kinh doanh nhập khẩu chủ yếu là: nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu trực tiếp, trong đó nhập khẩu uỷ thác là chủ yếu trong hợp đồng mua bán ngoại thương của công ty. Tuy nhiên sang đến năm 2002 Công ty cũng đã tiến hành rất nhiều mặt hàng nhập khẩu trực tiếp chủ yếu là nguyên vật liệu như : sắt, thép.... Đối với hàng hoá được nhập khẩu theo hợp đồng uỷ thác, công ty sẽ uỷ thác cho cơ quan giao thông (ga, cảng) để giao hàng cho đơn vị uỷ thác. Mọi trách nhiệm về tiếp nhận, vận chuyển hàng hoá đều do đơn vị uỷ thác đảm nhận. Công ty được miễn trách nhiệm đối với những trường hợp chậm nhận hàng, không nhận hàng, hàng bị hư hỏng, thiếu hàng... song phải thay mặt đơn vị uỷ htác thực hiẹn việc khiếu nại. Đối với hàng hoá nhập khẩu theo đơn đặt mua hàng, công ty tham gia từ khâu tìm hiểu nguồn cung ứng ở thị trường nước ngoài, đàm phán, kí kết hợp đồng ngoại thương, tiến hành tiếp nhận và giao hàng cho đơn vị đặt hàng từ cảng, ga. Mặc dù công ty không có kho chứa hàng nhập khẩu, song hoạt động bán hàng nhập khẩu vẫn được thực hiện một cách thuận lợi nhờ vào việc công ty trực tiếp hoặc uỷ thác giao hàng ngay tại ga, cảng.

* Quy trình nhập khẩu hàng hoá ở SONA được thực hiện thưo quy trình sau:

- Đàm phán, ký kết hợp đồng với khách ngoại và nội - Lập phương án kinh doanh

- Làm thủ tục vay vốn - Xin mở L/C

- Mua bảo hiểm ( Tuỳ theo từng hợp đồng) - Thuê tàu (Tuỳ theo từng hợp đồng)

- Tiếp nhận bộ chứng từ của Ngân hàng - Lấy lệnh giao hàng

- Thanh toán tiền lưu kho bãi - Tổ chức nhận hàng

- Kiểm tra hàng nhập khẩu và lập biên bản khiếu nại (nếu hàng hoá bị giao thiếu, giao không đúng phẩm chất).

CHƯƠNG III

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CUNG DOANH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CUNG

ỨNG NHÂN LỰC QUỐC TẾ VÀ THƯƠNG MẠI (SONA)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w