Về chính sách quản lý ngoại tệ:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA (Trang 59 - 60)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ VĨ MÔ

3. Về chính sách quản lý ngoại tệ:

Cần có sự quản lý ngoại tệ của Nhà nước để đảm bảo có được đầu vào bằng nhập khẩu (gồm: nguyên liệu, bán thành phẩm, các thiết bị và phụ tùng mà trong nước chưa sản xuất được và các đầu ra bắng xuất khẩu để thu ngoại tệ.

Mặc dù có sự thiếu ngoại tệ ở các doanh nghiệp nhưng có khá nhiều tình trạng lưu thông nội bộ cũng như việc tích trữ ngoại tệ ở quy mô khá lớn. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp giải quyết hậu quả tiêu cực của những sự trao đổi ít nhiều tuỳ tiện như thế. Việc quản lý hợp lý ngoại tệ được coi là vấn đề chủ yếu cho thời kỳ kế hoạch 5 năm tới. Nhà nước cần phải chuyển sự ưu tiên phân bổ vốn ngoại tệ cho các dự án lớn tốn khá nhiều ngoại tệ và thời gian xây dựng cơ bản lâu, song việc cổ vũ khuyến khích các mối liên kết trong nội bộ các ngành công nghiệp và cải tiến hoạt động của doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn kinh tế. Chính sách về tỷ giá hối đoái của Nhà nước có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái cho ta biết giá một đơn vị tiền tệ của một nước ngoài tính bằng tiền nước ta. Khi một công ty có hoạt động xuất nhập khẩu thì tất yếu sẽ có lúc công ty đó tiến hành bán hoặc mua ngoại tệ. Song nếu bán ngoại tệ cho Ngân hàng ngoại thương thì công ty đó sẽ bị thấp hơn giá thị trường khoảng 10%, hoặc nếu mua ngoại tệ của Ngân hàng cao hơn giá thị trường. Do đó, các đơn vị nhiều khi xử lý bằng cách bán ngoại tệ cho các đơn vị kinh tế khác có nhu cầu ngoại tệ theo giá thị trường, hoặc tìm các mặt hàng xuất nhập khẩu khác có chênh lệch giá cao để nhập. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cấn có một sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một tỷ giá ngoại hối tương đương sát với giá thị trường. Khoảng chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra phải là tối thiểu, chỉ gồm lệ phí dịch vụ Ngân hàng. Đồng thời, Nhà nước cần giành một số ngoại tệ cho Ngân hàng ngoại thương vay để làm vốn kinh doanh ngoại tệ và điều tiết tỷ giá cho thị trường ổn định không đột biến.

Trong khi chưa có biện pháp khống chế giá thị trường tương ứng với tỷ giá kinh doanh của Ngân hàng thì chấp nhận mua theo tỷ giá thị trường để đảm bảo cho các đơn vị xuất khẩu không bị thiệt (vì toàn bộ giá mua hàng xuất khẩu và giá bán hàng nhập khẩu đều theo tỷ giá thị trường).

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và du lịch cần quản lý bằng cách buộc các đơn vị phải thanh toán qua Ngân hàng, tiến tới xoá bỏ tình trạng các đơn vị giữ ngoại tê, tự do mua bán cho nhau.

Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách tích cực về tỷ giá hối đoái như công bố các tỷ giá trên các phương diện thông tin đại chúng hỗ trợ cho các Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ và giữ cho tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh như USD,... ổn định trên thị trường nội địa. Hiện tại, chính sách của tỷ giá hối đoái là tạo điều kiện cho xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước đang có kế hoạch sẽ xây dựng thị trượng hối đoái hợp pháp trong tương lai để chống lại tình trạng buôn bán ngoại tệ ở thị trường ngầm gây thất thu cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w