Hình thức trả lương theo thời gian ở Công ty:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì (Trang 43 - 51)

II. Thực trạng công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì

3. Các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì

3.2. Hình thức trả lương theo thời gian ở Công ty:

3.2.1 Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian:

Trả lương theo thời gian là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho họ.

Trong hình thức trả lương theo thời gian, tiền lương của người công nhân được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền lương đã xác định cho công việc và số đơn vị thời gian thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước. Tiền lương trả theo thời gian thường được áp dụng cho các công việc sản xuất nhưng khó định mức được cụ thể; hoặc các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng suất, chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các hoạt động tạm thời, sản xuất thử.

Ở công ty cổ phần hoá chất Việt Trì, tiền lương theo thời gian được áp dụng trả cho công nhân viên phục vụ sản xuất và cán bộ nhân viên hành chính. Cụ thể như sau: các cán bộ nhân viên phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chinh, phòng kỹ thuật… được trả lương theo thời gian.

3.2.2. Công tác tính lương theo thời gian:

Tiền lương trả theo thời gian hàng tháng của mỗi cán bộ công nhân viên bao gồm: tiền lương cấp bậc công việc, tiền lương năng suất, tiền lương những ngày làm thêm, tiền lương trả theo chế độ (ngày nghỉ lễ, phép), các khoản phụ cấp độc hại, ca 3, trách nhiệm, và các khoản khấu trừ vào lương.

TLi = TLCBCV + TLNS + TLTG + TLCĐ + Pc – (TƯ + BHXH + BHYT) Trong đó: TLi : Tiền lương thanh toán cho người lao động i

TLCBCV : Tiền lương cấp bậc công việc TLNS : Tiền lương năng suất

TLTG: Tiên lương những ngày làm thêm TLCĐ: Tiền lương trả theo chế độ

PC: Các khoản phụ cấp độc hại, K 3, trách nhiệm TƯ, BHYT, BHXH: các khoản khấu trừ vào lương

 Tiền lương sản phẩm năng suất:

Đối với lao động được trả lương theo thời gian, tiền lương sản phẩm năng suất được tính theo công thức:

HCBCV x TLmin x HNS x HNSTCT x NCĐ

TLNS = --- 24

Trong đó: HNS: là hệ số năng suất

HNSTCT: là hệ số năng suất toàn Công ty

NCĐ: là ngày công thực hiện.

- Hệ số năng suất được Công ty quy định cụ thể như sau:

Bảng 13: Bảng hệ số năng suất của các đối tượng lao động trong Công ty

STT Đối tượng lao động Hệ số năng suất

1 Phó giám đốc 14

2 Kế toán trưởng 12

3 Trưởng phòng và quản đốc 11

4 Phó phòng phó quản đốc 9

5 Kĩ sư, cử nhân có trình độ cao 7

6 Kĩ sư, cử nhân điều độ sản xuất 5

7 Lao động là CĐ, TC làm chuyên môn kĩ thuật, tổ trưởng sản xuất 1.7

8 Kíp trưởng sản xuất 1.5

9 Công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên các phòng ban, công nhân phục vu sản xuất

1.2

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

- Hệ số năng suất của toàn Công ty sẽ được quy định tuỳ từng tháng

Ví dụ 3: Bảng thanh toán lương Tổ bơm nước – Phân xưởng cơ điện (Trang bên)

Qua bảng lương ta phân tích được lương của từng người trong Tổ bơm nước.

- Tiền lương cấp bậc công việc: 3.45 x 450.000 x 30 : 24 = 1.940.600 đ - Tiền lương năng suất:

+ Hệ số năng suất = 1.7

+ HNSTCT trong tháng 3 là 0.1

TLNS = 3.45 x 450.000 x 1.7 x 0.1 x 30 : 24 = 329.906 - Tiền lương làm thêm giờ : 0

- Tiền K 3 : 0

- Tiền lương trách nhiệm : 45.000 đồng - Các khoản khấu trừ: + TƯ: 800.000 + BHXH: 3.45 x 450.000 x 1% = 15.525 + BHXH: 3.45 x 450.000 x 5% = 77.625 - Tổng cộng lương tháng 3 là: 1.940.600 + 329.906 + 45.000 – 15.525 – 77.625 – 800.000 = 1.422.306 đ.

 Tính tiền lương tháng 3 cho công nhân Nguyễn Thị Tuyết:

- Tiền lương cấp bậc công việc: 2.92 x 450.000 x 22 : 24 = 1.204.500 đ - Tiền lương năng suất:

+ Hệ số năng suất = 1.2

+ HNSTCT trong tháng 3 là 0.1

TLNS = 2.92 x 450.000 x 1.2 x 0.1 x 22 : 24 = 144.540 - Tiền lương làm thêm giờ : 0

- Tiền K 3 : 2.92 x 450.000 x 0.35 x 9: 26 =159.200 đ - Tiền lương trách nhiệm : 0 đồng

- Tiền lương 2 ngày phép, lễ: 2.92 x 450.000 x 2 : 26 = 101.100 - Các khoản khấu trừ:

+ TƯ: 800.000

+ BHXH: 2.92 x 450.000 x 1% = 13.140 + BHXH: 2.92 x 450.000 x 5% = 65.700 - Tổng cộng lương tháng 3 là:

1.204.500 + 144.540 + 159.200 + 101.100 – 800.000 – 13.140 – 65.700 = 730.500 đ Những người khác tính tương tự theo cách này

Bảng 14: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 3-2007 CỦA TỔ BƠM NƯỚC – PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN - CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ

Họ và tên Bậc lương NC Đ CôngF+L K3 LCBCV Các khoản thu nhập Các khoản khấu trừ Còn lĩnh LNS F+L K3 Tiền PC TƯ BH

Phạm Thị Hường 1.552.500 30 0 1.940.600 329.906 0 0 45.000 800.000 93.200 1.422.306 Bùi Thị Bạ

1.552.500 30 9 1.940.600 232.875 0 188.100 800.000 93.200 1.468.375Trần Thị Châu 1.552.500 30 5 1.940.600 232.875 0 104.500 900.000 93.200 1.284.775 Trần Thị Châu 1.552.500 30 5 1.940.600 232.875 0 104.500 900.000 93.200 1.284.775 Lê Kim Tuyến 1.116.000 29 8 1.348.500 161.820 0 120.200 700.000 67.000 863.520 Nguyễn T Tuyết 1.314.000 22 2 9 1.204.500 144.540 101.100 159.200 800.000 78.800 730.540 Tổng cộng 141 2 31 8.374.800 1.102.016 101.100 572.000 45.000 4.000.000 425.400 5.769.516

3.2.3.Đánh giá công tác trả lương theo thời gian:

Ưu điểm:

Hình thức theo trả lương theo thời gian là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc để trả lương cho họ. Hình thức trả lương này có ưu điểm là dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả người quản lý và người lao động có thể tính toán tiền lương một cách dễ dàng.

Công ty có sử dụng hệ số năng suất cho từng đối tượng được xác định trên cở sở công việc được giao và trách nhiệm phải hoàn thành. Nó không phụ thuộc vào hệ số cấp bậc của từng người là cao hay thấp và có thể thay đổi được tuỳ thuộc vào sự cố gắng của từng cán bộ công nhân viên. Chính vì vậy, nó khuyến khích người lao động hoàn thành công việc và nâng cao trình độ chuyên môn.

Hạn chế:

Ngoài những ưu điểm trên công tác trả lương theo sản phẩm trong Công ty vẫn còn có một số hạn chế. Tuy kết quả của những người quản lý, những công nhân phục vụ… có liên quan đến sản xuất sản phẩm nhưng mối liên quan này không trực tiếp nên năng suất lao động của họ có thể vì vậy mà thấp, hiệu quả công việc không cao, từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong Công ty chưa có hệ thống bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc của người lao động, nên tiền lương của lao động quản lý và phục vụ trong Công ty chưa thực sự gắn kết với kết quả mà họ đạt được. Tiền lương của mỗi người lao động nhận được chỉ phụ thuộc vào mức lương cấp bậc và thời gian làm việc chứ không phụ thuộc vào hiệu quả công việc

Chính vì lý do, tiền lương mà người lao động nhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của họ trong một chu kì thời gian cụ thể nên

sự khuyến khích thực hiện công việc cần phải được thực hiện bởi những biện pháp tạo động lực khác ngoài các khuyến khích tài chính trực tiếp.

Ngoài ra, tỉ lệ lao động gián tiếp trong Công ty chiếm tỉ lệ khá lớn (40.8%). Do vậy, Công ty cần có sự phân công lao động hợp lý, tinh giảm bộ máy để hoạt động có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì (Trang 43 - 51)

w