Kết quả thực nghiệm trồng cỏ

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN doc (Trang 98 - 99)

- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;

4.3.1.Kết quả thực nghiệm trồng cỏ

22 Rubiaceae Họ Cà phê

4.3.1.Kết quả thực nghiệm trồng cỏ

Xã Hùng Sơn tham gia các dự án phát triển đàn gia súc nên nhiều gia đình đã được huyện cấp giống cỏ đó là cỏ Voi, cỏ Ghinê. Cả huyện trồng được 13,5 ha, sau này chỉ còn cỏ Voi vì năng suất cao hơn, riêng xã Hùng Sơn có khoảng 2 ha cỏ trồng được trồng trên đất soi bãi, bờ đường, trong vườn đồi. Cỏ khi trồng có bón lót phân chuồng, mỗi năm cắt khoảng 3 - 4 lần (cắt khi cần, vì chăn thả là chính) năng suất đạt khoảng 200 tấn/ha/năm. Để giải quyết khó khăn về thức ăn xanh nhất là thức ăn xanh cho mùa đông, chúng tôi đã trồng thử nghiệm một loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên của Việt Nam, lần đầu tiên được một gia đình nuôi bò ở Bắc Ninh đưa vào trồng, có tên là cỏ Thừng (hay cỏ Dầy). Cỏ Thừng có tên khoa học là Rottboellia striata (tên mới là Coelorachis striata) là loài ưa ẩm, thường mọc bờ mương hay bờ đường có thân rễ dài mọc bò, trồng bằng thân. Chúng tôi đưa về trồng trên đất ruộng tại Thị Trấn Đại Từ từ ngày 20/5/2008 với diện tích là 60m2

. Trước khi trồng có bón lót bằng phân gà 1kg/1m2

tưới ẩm. Kết quả thu được trình bày ở trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Năng suất cỏ Dầy qua 5 lần cắt

Lần cắt Ngày cắt Năng suất tƣơi (kg/m2

) Trồng 20/5/2008 - Trồng 20/5/2008 - 1 01/8/2008 5,9 2 15/9/2008 4,8 3 15/11/2008 4,9 4 15/01/2009 4,7 5 15/3/2009 5,0

Sau mỗi lần cắt có tưới nước, làm cỏ, bón phân NPK 3g/m2. Theo lịch trình lứa cắt như trong bảng 4.8 thì một năm có thể cắt 6 lứa, năng suất trung bình khoảng 5kg/m2/lứa cắt. Như vậy 1m2/1năm có thể thu được 30kg cỏ tươi và 1 ha sẽ cho 300 tấn/năm. Cỏ này có ưu điểm là mùa đông vẫn có thể cắt và lứa cắt khoảng 60 ngày, năng suất đạt gần 95% năng suất trung bình năm. Đây là loài cỏ có thân lá mềm, gia súc thích ăn, ăn hết không để thừa. Đối với huyện cũng như xã Hùng Sơn thì cỏ Dầy được trồng lần đầu tại đây, do đó sau lần cắt cỏ đầu tiên cúng tôi đã tiến hành cho trâu, bò ăn thử đặc biệt là trâu bò non thì thấy chúng rất thích loại cỏ này.

Nói tóm lại cỏ Thừng là loài cỏ ưa ẩm, có thân nhỏ mềm, có thể trồng và khai thác được quanh năm, sau khi trồng được 70 ngày có thể cắt, mùa hè 45 ngày cắt 1 lứa, mùa đông thì 60 ngày cắt 1 lứa. Năng suất có thể đạt 300 tấn/ha/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN doc (Trang 98 - 99)