Thành phần loài trong điểm nghiên cứu số

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN doc (Trang 80 - 83)

- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;

c) Thành phần loài trong điểm nghiên cứu số

Điểm nghiên cứu này là đồi Hàm Rồng thuộc xóm 3, xã Hùng Sơn, đồi có độ cao 190m so với mặt nước biển, đồi cỏ tự nhiên được hình thành do sự chặt phá rừng trong thời gian dài, đồi cỏ xen lẫn cây gỗ nhỏ và cây bụi. Cây gỗ nhỏ đặc trưng là cây Chè và cây bụi đặc trưng là Sim. Tại điểm nghiên cứu này chúng tôi thu được 36 loài thuộc 19 họ khác nhau.

Họ lúa (Poaceae) vẫn là họ có số lượng loài cao nhất với 8 loài chiếm 22,22% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Bao gồm các loài như: Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ may (Chrysopagon aciculatus), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ đắng (P.scrobiculatum),

Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Sậy (Phragmites Karka), Lau (Saccharum arundinaceum).

Họ cúc (Asteraceae) có 4 loài, chiếm 11,11% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài phổ biến như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Cúc sao (Aster ageratoides).

Các họ như họ Đậu (Fabaceae) và họ Sim (Myrtaceae), mỗi họ có 3 loài, nhóm họ này chiếm 16,67% tổng số loài trong điểm nghiên cứu bao gồm các loài: Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyavs), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Tràng quả (Desmodium clovisii), Đậu dại (Dunbaria podocarpa),

Đậu ba lá (Uraria lagopodiodes).

Các họ như: Thầu dầu (Euphorbiaceae), Mua (melastomaceae), Cói (cyperaceae), mỗi họ này có 2 loài, nhóm họ này chiếm 16,67% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài sau: Chó đẻ (Phyllanthus urinaria),

Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất

(Melastoma septemnervium), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn

(Fimbistylis annua).

Các họ còn lại như: Họ Dương xỉ (Dryopterdaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bòng bong (Schizaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae) họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Chè (Theaceae), mỗi họ có 1 loài, nhóm họ này chiếm 33,3% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài: Dương xỉ vảy (Dryopteris intergriloba), Guột (Dicranopteris lineris), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Móng bò (Bauhinia alba), Keo tai tượng (Acacia mangium), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Thài lài

(Commelina communis), Thành ngạnh nam (Cratoxylon cochinchinensis),

Xoan (Melia azedarach), Chè (Camellia sinensis).

Ở điểm nghiên cứu này có 15 loài gia súc ăn được chiếm 41,67% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Những loài mà gia súc không ăn được phát triển mạnh và đang dần chiếm ưu thế.

Trong quá trình nghiên cứu thành phần loài ở 3 điểm nghiên cứu này chúng tôi rút ra một số nhận xét:

- Trong cả 3 điểm thì các loài của họ Lúa (Poaceae) chiếm ưu thế chúng tạo độ phủ cho thảm cỏ ở đây.

- Trong các đồi cỏ, đồi nào mà bị chăn thả nhiều thì số họ và thành phần loài tăng nhưng số lượng cá thể thuộc các loài giảm dần và nhất là họ Hòa thảo, nguyên nhân là do việc chăn thả gia súc quá nhiều làm cho các loài cây hòa thảo không phát triển được, ánh sáng lọt xuống mặt đất nhiều, đất bị khô, dí chặt kèm theo là độ dốc của địa hình nên gây ra hiện tượng xói mòn vào mùa mưa.

4.2.2.2. Thành phần dạng sống trong khu nghiên cứu

Chúng tôi đã thu thập và phân tích các dạng sống của hệ thực vật trong các điểm nghiên cứu. Các dạng sống được sắp xếp thành các kiểu theo phương pháp của Hoàng Chung (1980) và được thống kê ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Những dạng sống chính của thực vật trong đồi cỏ tự nhiên

Tt Kiểu dạng sống Điểm số 4 Điểm số 5 Điểm số 6 1 Cây gỗ 4 4 5 2 Cây bụi 3 3 3

3 Cây bụi thân bò 2 1 2

4 Cây bụi nhỏ 3 3 4

5 Cây bụi nhỏ thân bò 0 0 0

6 Cây nửa bụi 1 1 1

7 Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 0 0 0

8 Cây có chồi mọc từ rễ 0 2 2

9 Cây thảo sống lâu năm, có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 0 0 0

10 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 2 2 2

11 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân rễ ngắn 2 3 3

12 Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 3 3 2

13 Câu thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 2 1 2

14 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 2 3 3

15 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 2 1 2

16 Cây thảo 1 năm có hệ rễ cái 3 4 4

17 Cây thảo 1 năm có hệ rễ cái, có thân bò 0 0 0

18 Cây thảo 1 năm có hệ rễ chùm 1 0 1

Tổng số loài 30 31 36

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN doc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)