Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái * Nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN doc (Trang 58 - 60)

- Tính kết quả: Dựa trên lượng axit sunfuaric 0.1N tính ra hàm lượng Prôtein có trong mẫu.

4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái * Nguyên tắc:

* Nguyên tắc:

Để phân chia các tiểu vùng sinh thái của xã Hùng Sơn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chí cho phân vùng sinh thái và phân vùng kinh tế, bao gồm các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và những tác động của con người lên môi trường.

* Những căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái.

Để phân chia các tiểu vùng sinh thái thì yếu tố khí hậu là quan trọng hàng đầu nhưng do sự thay đổi về khí hậu trong phạm vi xã là không lớn vì vậy được coi là giống nhau. Ở đây chúng tôi đã sử dụng một số tiêu chuẩn làm căn cứ để phân chia các tiểu vùng như sau:

- Địa hình: Bao gồm độ cao so với mặt sông,độ dốc, hướng phơi rộng hay hẹp.

- Đất đai: Căn cứ vào hàm lượng mùn, pH, N, P, K để phân thành 4 cấp: Đất tốt, đất trung bình, đất xấu, đất rất xấu.

- Thảm thực vật: Là tự nhiên hay cây trồng, và cây gì là chủ đạo.

Ở đây chúng tôi chỉ điều tra ở mức xác định xem có bao nhiêu tiểu vùng tồn tại trong giới hạn một xã, chưa có đủ điều kiện để vẽ ranh giới giữa các

tiểu vùng sinh thái. Các tiểu vùng thuộc hệ thống sông suối, ao hồ, cũng chưa được chúng tôi đề cập đến trong luận văn này.

* Tiêu chuẩn dùng để phân loại các tiểu vùng sinh thái.

1. Địa hình:

- Độ cao: Dưới 10m so với mặt sông, từ 10 – 50m, trên 100m trở lên. - Độ dốc: Dưới 50, từ 5 – 150, trên 150.

- Độ rộng: Dưới 5 ha,trên 5 ha.

- Hướng phơi: Đông, Tây, Nam, Bắc, Tây Bắc, Đông Nam…

2. Đất: Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất của Nguyễn Lam Điền (2005) phân thành 4 cấp bao gồm tốt, trung bình, xấu ,rất xấu.

- Đất tốt: Gồm đất phù sa, đất thịt, mùn từ 4% trở lên; pHKCL: 6 – 7; N trên 0,25%; P2O5 trên 0,1%, K2O từ 0,4% trở lên.

- Đất trung bình: Đất có tỉ lệ cát hơi cao, đất sét, mùn từ 1,8 đến dưới 4%; pHKCL: 5,5 – 7,5. N từ 0,09 – 0,25%; P2O5 từ 0,05 – 0,1; K2O từ 0,2 đến dưới 0,4%.

- Đất xấu: Tỷ lệ cát rất cao, mùn từ 0,8 đến dưới 1,8%; pHKCL từ 4,0 – 5,4. N từ 0,04 – 0,08%; P2O5 dưới 0,04%; K2O dưới 0,2.

- Đất rất xấu: Nhiều cát sỏi hay đá ong, mùn dưới 0,8%, pHKCL dưới 4,0; N dưới 0,04%; P2O5 dưới 0,04%, K2O dưới 0,2%.

Trường hợp có sự sai lệch thì mùn và pH được chọn làm chuẩn cứng. 3. Thảm thực vật và tác động của con người:

- Thảm thực vật tự nhiên: Rừng, thảm cây bụi, thảm cỏ, … - Rừng trồng.

- Cây trồng (lúa 1 vụ, lúa 2 vụ, ngô…) - Đất bỏ hóa

4. Thủy văn: Có nguồn nước quanh năm, đủ nước trong mùa hè, thiếu nước quanh năm.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN doc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)