Phân loại các trợ cấp

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT, RÀ SOÁT CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN TRỢ CẤP TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY, PHÂN LOẠI CÁC TRỢ CẤP (Trang 53 - 55)

Hiệp định SCM phân thành 3 loại trợ cấp: trợ cấp bị cấm (trợ cấp hộp đỏ); trợ cấp được phép áp dụng (trợ cấp hộp xanh); và trợ cấp có thể dẫn đến đối kháng (trợ cấp hộp vàng):

Từ kết quả rà soát các chính sách trợ cấp nêu trên có thể thấy rằng:

Trợ cấp hộp đỏ, WTO quy định không được phép áp dụng vì trợ cấp này có tác động tiêu cực/bóp méo thương mại quốc tế. Trợ cấp này tồn tại dưới hai hình thức,

một là, trợ cấp gắn với/phụ thuộc vào kết quả hoạt động xuất khẩu như là thưởng xuất khẩu; miễn, hoàn hoặc cho phép nộp chậm toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế trực thu, thuế gián thu hoặc các khoản phí phúc lợi xã hội liên quan riêng tới sản xuất và tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp phải nộp; cho hưởng các mức khấu trừ chi phí đặc biệt liên quan trực tiếp tới hàng xuất khẩu hoặc tới kết quả xuất khẩu khi tính thu nhập chịu thuế trực thu ở mức cao hơn mức khấu trừ áp dụng đối với sản xuất để tiêu thụ nội địa; Chính phủ cung cấp các chương trình bảo hiểm hoặc bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường; v.v...hai , trợ cấp gắn với việc sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu như là điều kiện duy nhất hoặc một trong số các điều kiện liên quan (trợ cấp thay thế nhập khẩu),v.v... đều là trợ cấp bị cấm.

Qua việc tổng kết, rà soát các văn bản cũng như các loại trợ cấp dành cho các chương trình nêu trên thì những nội dung quy định về các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp hoặc quy định các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp theo tỷ lệ nội địa hoá. Chủ yếu là chính sách hỗ trợ tín dụng, miễn giảm thuế, miễn giảm các khoản thu về đất đai kèm theo điều kiện về khối lượng xuất khẩu hoặc tỷ lệ nội địa hoá là thuộc loại trợ cấp hộp đỏ. Tuy nhiên, những văn bản này cũng như các hình thức trợ cấp hộp đỏ đã hết hiệu lực trước ngày Việt Nam gia nhập WTO.

Trợ cấp hộp xanh,không làm bóp méo thương mại quốc tế và WTO cho phép áp dụng là những biện pháp trợ cấp liên quan đến việc trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp hoặc một ngành; những hoạt động trợ giúp cho các khu vực kinh tế có điều kiện kinh tế kém thuận lợi, khó khăn và cho công tác bảo vệ môi trường.

Qua rà soát các văn bản ban hành từ trước đến nay thì nội dung trợ cấp liên quan đến ưu đãi theo địa bàn, ưu đãi cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ thuộc loại trợ cấp hộp xanh được phép áp dụng nên vẫn tiếp tục duy trì sự ưu đãi. Mặc dù theo quy định của WTO thì điều khoản về trợ cấp được phép đã không còn hiệu lực thi hành nhưng do cơ chế làm việc của WTO là linh hoạt và theo thông lệ, nhiều nước hiện vẫn được duy trì hình thức trợ cấp này trên cơ sở kết quả đàm phán và căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Do vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì các hình thức trợ cấp này ngay cả khi Việt Nam đã gia nhập WTO,

trong phạm vi có thể chuyển một số hình thức trợ cấp hộp vàng sang trợ cấp hộp xanh được phép áp dụng. Khi duy trì các hình thức trợ cấp này, ngoài việc tiếp tục thực hiện các trợ cấp vì mục tiêu xã hội, xoá đói giảm nghèo…cần chú trọng trợ cấp cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp hoạt động tại các khu vực miền núi, hải đảo và các vùng kinh tế khó khăn khác.

Trợ cấp hộp vàng có thể được áp dụng là những biện pháp trợ cấp không thuộc hai loại hình trợ cấp trên và khi áp dụng không gây ra hậu quả tiêu cực cho bất kỳ một nước thành viên nào. Hậu quả tiêu cực ở đây được hiểu theo các khía cạnh như: gây tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất của nước nhập khẩu; gây ra sự phân biệt đối xử nghiêm trọng dưới các hình thức như cản trở việc nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài vào quốc gia áp dụng các biện pháp trợ cấp cho sản xuất trong nước; cản trở việc xuất khẩu những loại hàng hoá tương tự của một nước xuất khẩu khác sang nước thứ ba.

Qua rà soát thì các nội dung quy định về các hình thức trợ cấp riêng biệt đối với từng ngành, lĩnh vực hoặc đối tượng doanh nghiệp nhất định hoặc khu vực địa lý nhất định, chủ yếu là các chính sách tín dụng và miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chi xúc tiến thương mại đối với một số ngành nghề trọng điểm như: sản xuất ôtô, khai thác thuỷ sản, cơ khí, đóng tàu, mía đường…và hỗ trợ đầu tư tại các vùng thuộc các Danh mục khuyến khích đầu tư như Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế caothuộc trợ cấp hộp vàng.

Đối với loại trợ cấp hộp xanh: Qua rà soát có 36 văn bản chứa đựng 41 nội dung trợ cấp thuộc loại trợ cấp được phép áp dụng. Mặc dù theo quy định của WTO thì điều khoản về trợ cấp được phép đã không còn hiệu lực thi hành nhưng do cơ chế làm việc của WTO là linh hoạt và theo thông lệ, nhiều nước hiện vẫn được duy trì hình thức trợ cấp này trên cơ sở kết quả đàm phán và căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Do vậy, chúng tôi thấy có thể tiếp tục duy trì các hình thức trợ cấp này ngay cả khi Việt Nam đã gia nhập WTO, trong phạm vi có thể chuyển một số hình thức trợ cấp hộp vàng sang trợ cấp hộp xanh được phép áp dụng. Khi duy trì các hình thức trợ cấp này, ngoài việc tiếp tục thực hiện các trợ cấp vì mục tiêu xã hội, xoá đói giảm nghèo…cần chú trọng trợ cấp cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp hoạt động tại các khu vực miền núi, hải đảo và các vùng kinh tế khó khăn khác.

Kết luận: Trợ cấp theo quy định của WTO đến này vẫn có thể coi là vấn đề mới và rất quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách trong hình Việt Nam ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Trên cơ sở rà soát của Bộ Tài chính với sự hợp tác tích cực của các cơ quan hữu quan nói trên, các Bộ, ngành và các cấp cần tích cực triển khai và áp dụng trong quá trình xây dựng và ban hành các chính sách cho phù hợp với quy định của WTO, góp phần thực hiện một cách có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta./.

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT, RÀ SOÁT CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN TRỢ CẤP TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY, PHÂN LOẠI CÁC TRỢ CẤP (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w