KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX (Trang 76 - 79)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 140.708.930 52.645.315 52.645

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích ta thấy được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty ngày càng được nâng cao, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng mở rộng, hoạt động kinh doanh của công ty luôn mang lại lợi nhuận đảm bảo đời sống cho công nhân viên của công ty. Cho đến nay công ty đã tạo được chỗ đứng cũng như uy tín của mình đối với thị trường trong và ngoài nước. Mỗi năm mang về một nguồn ngoại tệ khá lớn cho nước nhà đồng thời công ty còn góp phần giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên doanh thu và giá trị xuất khẩu của công ty tăng giảm không đều qua các năm bởi các nhân tố khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên. Do đó đòi hỏi ở công ty mà cụ thể là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược cần tiếp tục đưa ra những chính sách, những định hướng thích hợp hơn nữa để giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty còn gặp phải một số khó khăn trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về giá cả và chất lượng, hoạt động marketing còn yếu, chất lượng nguồn nguyên liệu chưa tốt trong khi giá thành sản phẩm còn cao. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động marketing là biện pháp trước mắt nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.

Công ty đã và đang từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước, từng bước khẳng định mình trở thành một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu thủy sản chủ lực của tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian tới bằng những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn công ty sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai nhất là hoạt động xuất khẩu, thực hiện những biện pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành và đưa thương hiệu thủy sản Việt Nam cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường thế giới.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị đối với Công ty

- Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.

- Thực hiện tiếp tục đa dạng hóa thị trường và da dạng hóa sản phẩm. - Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực.

- Đầu tư các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện việc nghiên cứu tiếp cận thị trường kỹ càng nhằm nắm bắt được xu hướng tiêu dùng mới, thói quen tiêu dùng và các hệ thống phân phối hàng hóa, hệ thống pháp luật, chính sách thuế quan, các chính sách quản lý hàng thủy sản nhập khẩu tại thị trường nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại phát sinh khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này.

- Thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ nhân viên các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, các kỹ năng đàm phán hợp đồng xuất khẩu, nâng cao khả năng ngoại ngữ nhằm hạn chế những rủi ro do không hiểu hết được hợp đồng xuất khẩu, bổ sung kinh nghiệm bằng việc học hỏi các kinh nghiệm mà các công ty xuất khẩu thủy sản trong nước và khu vực đã trải qua.

6.2.2 Kiến nghị đối với Nhà Nước

Chính sách của nhà nước có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành thủy sản nói chung và công ty Kisimex nói riêng. Vì vậy với góc độ doanh nghiệp tôi xin có một số kiến nghị với các cơ quan chức năng như sau:

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế suất, về thủ tục hải quan, có chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt giữa các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia.

Nổ lực đàm phán thuyết phục các nước giảm bớt các hàng rào bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. Tổ chức các tuần lễ hàng Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu chủ yếu nhằm quảng bá rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có mặt hàng thủy sản.

- Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng và đánh bắt để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu.

- Chính phủ cần áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện.

- Xây dựng các chợ đầu mối thu mua thủy sản hiệu quả nhằm giảm chi phí tìm kiếm thông tin hàng hóa, giảm chi phí vận tải hàng hóa đảm bảo lợi ích cả người nông dân và cả xí nghiệp thu mua chế biến.

- Xây dựng kế hoạch ký hiệp định song phương với chính phủ các thị trường chủ lực và các thị trường khác nhằm đạt được sự thỏa thuận lâu dài và ổn định điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX (Trang 76 - 79)