Cơ cấu doanh thu xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX (Trang 44 - 49)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 140.708.930 52.645.315 52.645

4.2.1 Cơ cấu doanh thu xuất khẩu thủy sản

Trong ba năm vừa qua từ 2007-2009, tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty Kisimex có sự biến động có lúc theo chiều hướng gia tăng đáng kể và có lúc biến động chậm, tăng giảm không điều, điều đó được thể hiện khá rõ qua Bảng 4.4 và Hình 6 bên dưới.

Năm 2008 mức doanh thu của công ty tăng trưởng rất cao, đạt mức 524.058.928 nghìn đồng, tăng 308.990.897 nghìn đồng, tương đương tăng 143,67% so với năm 2007, đây là mức tăng trưởng doanh thu cao nhất kể từ năm 2007 đến nay, cũng là từ lúc mà công ty chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa nên công ty bắt đầu làm ăn có hiệu quả cao. Tuy nhiên năm 2009, doanh thu của công ty lại có sự sụt giảm đáng kể từ 524.058.928 nghìn đồng xuống còn 494.558.061 nghìn đồng tức giảm 5,63%, điều này cũng dễ nhận ra vì năm 2009 đây chính là năm mà hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vẫn còn kéo dài, tất cả các ngành nghề kinh doanh đều không tránh khỏi sự ảnh hưởng này không riêng gì công ty Kisimex. Song mặc dù vậy tuy có sự sụt giảm về doanh thu nhưng do năm 2008 doanh thu tăng trưởng khá cao nên bù lỗ được phần nào trong năm 2009, và đến nay so với các công ty cùng ngành khác thì Kisimex nhìn chung phát triển khá tốt. Điều này thể hiện cụ thể như sau:

Doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2007 chỉ đạt 184.613.279 nghìn đồng, đến năm 2008 thì doanh thu đạt 504.178.047 nghìn đồng tăng 319.564.768 nghìn đồng, tức là tăng 173,10% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 96,21% trong tổng doanh thu của công ty. Nhưng doanh thu xuất khẩu năm 2009 của công ty lại có sự sụt giảm khá rõ từ 504.178.047 nghìn đồng xuống còn 468.517.557 nghìn đồng tương đương với mức giảm là 7,07% và chỉ chiếm 94,73% trong tổng doanh thu của công ty.

Bảng 4.4: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY KISIMEX QUA 3 NĂM (2007 – 2009)

Đơn vị tính:1.000 Đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Chỉ 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Xuất Khẩu 184.613.279 85,69 504.178.047 96,21 468.517.557 94,73 319.564.768 173,10 (35.660.490) (7,07) Nội địa 30.454.752 14,31 19.880.881 3,79 26.040.504 5,27 (10.573.871) (34,72) 6.159.623 30,98 Tổng 215.068.031 100,00 524.058.928 100,00 494.558.061 100,00 308.990.897 143,67 (29.500.867) (5,63)

Để lý giải được sự tăng giảm một cách đáng kể này, chúng ta dễ dàng nhận thấy năm 2008 doanh thu xuất khẩu công ty tăng mạnh bởi vì đây là năm mà Việt Nam đã gia nhập WTO, việc buôn bán giao thương giữa các nước được tiến hành một cách dễ dàng và thuận lợi hơn, Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn trong việc ngoại thương giữa các nước và Việt Nam của chúng ta đang trên đà phát triển, chính sách giao thương thông thoáng hơn nên công ty có nhiều cơ hội buôn bán cũng như là ngày càng có nhiều hợp đồng được ký kết làm ăn. Bên cạnh đó công ty Kisimex mới vừa được cổ phần hóa tháng 05/2007, lúc này thì việc kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn do đơn hàng bị giảm sút nên chỉ đạt 184.613.279 nghìn đồng. Doanh thu xuất khẩu năm 2009 lại có sự sụt giảm khá rõ từ 504.178.047 nghìn đồng xuống còn 468.517.557 nghìn đồng giảm 7,07%, một mặt do đây là năm mà hầu như các doanh nghiệp trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu chứ không riêng gì về các doanh nghiêp Việt Nam, người dân thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu dùng. Mặt khác giá cả nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu và nguyên liệu chế biến…tăng, trong khi đó giá xuất khẩu giảm nên dẫn đến doanh thu năm 2009 của công ty sụt giảm mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng lên (xem Bảng 4.6). Đồng hành với doanh thu từ xuất khẩu thì doanh thu từ nội địa qua 3 năm 2007- 2009 cũng tương tự, tăng giảm không đều. Doanh thu nội địa giảm đi một cách đáng kể trong năm 2008 từ 30.454.752 nghìn đồng xuống còn 19.880.881 nghìn đồng tức giảm 10.573.871 nghìn đồng tương đương giảm 34,72% so với năm 2007. Tỷ trọng cũng giảm từ 14,31% xuống còn 3,79% trong tổng doanh thu của công ty năm 2008. Nguyên nhân là vì công ty chuyển hướng chú trọng sang đầu tư cho xuất khẩu hơn là thị trường nội địa nên làm cho doanh thu nội địa của công ty Kisimex giảm đi đáng kể. Và đến năm 2009 thì doanh thu nội địa lại tăng lên tới 26.040.504 nghìn đồng tương đương với tăng 30,98%, lúc này giá của một số mặt hàng thủy sản mà công ty bán vào thị trường nội địa có xu hướng tăng, làm cho doanh thu nội địa tăng mặt dù sản lượng nội địa của công ty giảm.

Đơn vị tính: 1.000 Đồng

(Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Kisimex)

Hình 6: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007 – 2009)

Đến hết tháng 06/2010 tổng doanh thu của công ty đã đạt được 284.468.291 nghìn đồng tăng hơn 27% so với doanh thu cùng kỳ của năm 2009, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 262.493.246 nghìn đồng chiếm 92,28% và doanh thu nội địa đạt 21.975.045 nghìn đồng chiếm 7,72 % trong tổng doanh thu của công ty.

Bảng 4.5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY KISIMEX QUA SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2009 VÀ SÁU THÁNG 2010

Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ Tiêu Sáu tháng 2009 Sáu tháng 2010 So sánh 6t 2010/ 6t 2009 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Giá trị (%) Xuất khẩu 210.432.878 94,56 262.493.246 92,28 52.060.368 24,74 Nội địa 12.118.250 5,44 21.975.045 7,72 9.856.795 81,33 Tổng 222.551.128 100,00 284.468.291 100,00 61.917.163 27,82

Ta thấy doanh thu xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm 2010 của công ty tăng 52.060.368 nghìn đồng tương ứng tăng 24,74% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó thì doanh thu nội địa có phần tăng mạnh về mặt giá trị với mức 9.856.795 nghìn đồng tương đương với mức 81,33% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó tỷ trọng doanh thu nội địa ngày càng gia tăng trong tổng cơ cấu doanh thu của công ty, điều này cho thấy được rằng thị trường nội địa đang có sức hút và càng được công ty chuyển hướng quan tâm nhiều hơn. Dự kiến cuối năm 2010 doanh thu của công ty sẽ đạt khoảng gấp đôi so với sáu tháng đầu năm vì nguồn cung nguyên liệu sẽ gia tăng và thị trường tiêu thụ được mở rộng.

Tóm lại có được kết quả như trên là nhờ vào sự cố gắng vượt bậc của ban lãnh đạo công ty và toàn thể công nhân viên trong suốt ba năm vừa qua, đặc biệt là nhờ sự nổ lực từ phía Nhà nước về các chính sách cũng như không ngừng mở rộng công tác xúc tiến thương mại với nhiều bạn hàng khác, từ đó công ty đã có thêm nhiều đơn đặt hàng từ nhiều đối tác khác nhau, hơn nữa bản thân công ty cũng đã cố gắng trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời không ngừng tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng các mặt hàng thủy sản để đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường nhập khẩu khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w