Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX (Trang 57 - 62)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 140.708.930 52.645.315 52.645

4.2.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty

Các sản phẩm thủy sản của công ty xuất sang nhiều thị trường ở nhiều châu lục khác nhau. Qua việc phân tích những thị trường nay để nắm được tình hình xuất khẩu thủy sản, xác định thị trường nào là thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh cần hạn chế cũng như cần có những giải pháp khắc phục, không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất, từ đó cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị trường rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định.

Bảng 4.10: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007 - 2009) Đơn vị tính :USD Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Châu Á 7.181.050 62,28 16.314.226 56,37 15.258.085 60,17 9.133.175 127,18 (1.056.141) (6,47) Châu Âu 4.350.073 37,72 10.263.008 35,47 9.351.925 36,87 5.912.935 135,93 (911.083) (8,88) Châu Mỹ - 0,00 863.233 2,98 - 0,00 863.232 100,00 (863.233) (100,00) Châu Úc - 0,00 1.499.590 5,18 519.614 2,05 1.499.590 100,00 (979.976) (65,35) Châu Phi - 0,00 - 0,00 229.920 0,91 - 0,00 229.920 100,00 Tổng 11.531.123 100,00 28.940.057 100,00 25.359.544 100,00 17.408.932 150,97 (3.580.513) (12,37)

Qua Bảng 4.10 ta thấy tình hình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường có sự biến đổi tăng giảm không đều cụ thể ở từng thị trường:

Thị trường Châu Á: Đây là thị trường lớn của công ty nhưng cũng là thị

trường có sự biến động mạnh nhất cụ thể như:

Năm 2007 giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 7.181.050 USD chiếm tỷ trọng 62,28% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty. Sang năm 2008 giá trị này tăng lên đạt 16.314.226 USD chiếm 56,37% trong tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu, tăng lên 9.133.175 USD về giá trị tương đương tăng 127,18% về tỷ trọng so với năm 2007, nguyên nhân là do công ty đã tích cực mở rộng thị trường sang các nước: Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông…cùng với sự tăng lên về nhu cầu thủy sản để thay thế các thực phẩm như: Gà, Heo, Bò, do phát hiện dịch bệnh ở các thực phẩm này. Đến năm 2009 thì giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm xuống chỉ còn 15.258.085 USD chiếm 60,17% tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty, tức giảm 1.056.141 USD tương đương giảm 6,47%, sự sụt giảm này là do biến động của thị trường, và của giá bán. Tuy nhiên công ty vẫn giữ được các bạn hàng truyền thống như: Nhật, Hồng Kông, Singapore…cùng với hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế còn chưa hết, người dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu cũng giảm đi một phần. Cụ thể ta đi vào phân tích một số thị trường chủ yếu:

+Thị trường Nhật bản: Cùng với Hàn Quốc đây là một trong những thị trường

chủ lực của công ty với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 4.006.290 USD tương đương với 55,79% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng này giảm còn 53,25% năm 2008 với giá trị xuất khẩu tăng lên là 8.687.501 USD và đến năm 2009 thì có giảm mạnh xuống còn 41,72% và đạt 6.366.455 USD. Mặc dù công ty có nhiều khách hàng Nhật Bản thiện chí, quan hệ lâu bền nhưng tốc độ xuất khẩu sang Nhật Bản bị chậm lại là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài: Singapore, Thái Lan,Malaysia, Trung Quốc,…

Bảng 4.11: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007 – 2009)

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex )

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định thực hiện theo Điều 10 của Hiệp

định VJEPA ký tại Tokyo ngày 25/12/2008 và các phụ lục liên quan. Theo đó,

trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Nhật. Hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước trong mối tương quan chung với nền kinh tế khu vực và

STT Thị trường 2007 2008 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu 1 Nhật Bản 4.006.291 55,79 8.687.501 53,25 6.366.455 41,72 2 Hàn Quốc 2.794.696 38,92 6.420.455 39,35 7.244.342 47,47 3 Đài Loan 313.868 4,37 14.040 0,09 70.200 0,46 4 Singapore 66.195 0,92 1.041.980 6,39 1.325.314 8,69 5 Malaysia - 0,00 13.650 0,08 65.240 0,43 6 Trung Quốc - 0,00 24.908 0,15 13.440 0,09 7 Hồng Kông - 0,00 111.692 0,69 112.185 0,73 8 Philippin - 0,00 - 0,00 17.100 0,13 9 Ấn Độ - 0,00 - 0,00 43.809 0,28 Tổng kim ngạch xuất khẩu sang

Châu Á 7.181.050 100,00

16.314.22

6 100,00 15.258.085 100,00

thế giới. Hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới. Nhật Bản sẽ áp dụng các tiêu chuẩn thương mại khắt khe về xuất xứ nguồn gốc và nhiều tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hoá nhập khẩu, là hai lĩnh vực mà Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt. Vì thế, công ty cần phải quan tâm nhiều hơn thị trường Nhật Bản trong thời gian tới về các tiêu chuẩn thương mại, nhằm duy trì và tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

+Thị trường Hàn quốc: Cũng là thị trường chủ lực đứng thứ hai sau Nhật Bản

về giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này năm 2007 là 2.794.696 USD tương đương 38,92% và tỷ lệ này tăng dần 39,35% năm 2008 và đạt 6.420.455 USD. Năm 2009 giá trị xuất khẩu tăng lên 7.244.342 USD và chiếm 47,47% trong tổng giá trị xuất khẩu. Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia chính cung cấp hàng thủy sản hàng năm cho thị trường Hàn Quốc, gồm: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam. Tuy nhiên, hàng thủy sản được Hàn Quốc nhập khẩu từ Trung Quốc thường chiếm tới trên 40% thị phần nhập khẩu của họ, do Trung Quốc thường có giá bán cạnh tranh hơn so với các nước khác. Hiện nay sản lượng khai thác thuỷ sản của Hàn Quốc trong những năm gần đây liên tục giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong xu hướng tăng đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao. Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch tiến hành các dự án để tăng nguồn cung thuỷ sản từ việc nuôi trồng thuỷ sản, nhưng nuôi trồng thuỷ sản trong nước chưa thể tăng mạnh trong thời gian ngắn và vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói chung và công ty nói riêng trong việc thâm nhập hơn nữa vào thị trường này và thu được kết quả tốt hơn.

Thị trường Châu Âu: Đây là thị trường có nhu cầu về thủy sản là rất cao và

cũng là thị trường rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên công ty cũng đã đáp ứng được điều này và thâm nhập vào thị trường này từ rất sớm. Vì đây là một thị trường béo bở nên cũng như công ty Kisimex các đơn vị xuất khẩu thủy sản khác trong nước cũng như ngoài nước đều muốn có được thị trường này cho nên thị trường này luôn có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng cũng như về giá.

Bảng 4.12: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w