Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nƣớc trong mật ong

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO ĐẾN TỶ LỆ NƯỚC TRONG MẬT ONG NỘI APIS CERANA pot (Trang 33 - 35)

có thể kéo dài tới 21 ngày.

Từ những thí nghiệm đó, người nuôi ong đã đúc rút thành kinh nghiệm, tạo các điều kiện thông thoáng tốt nhất cho thùng nuôi ong để thuận lợi cho quá trình chế biến mật hoa thành mật ong trong thời gian ngắn nhất có thể.

1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nƣớc trong mật ong ong

Tỷ lệ nước trong mật ong là một chỉ tiêu quyết định chất lượng mật ong và là một trong những chỉ tiêu được kiểm tra rất nghiêm ngặt trước khi xuất khẩu. Khi tỷ lệ nước trong mật vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm thay đổi thành phần hoá học của mật ong và làm cho mật dễ bị lên men, khó bảo quản và làm chất lượng mật giảm.

Theo Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện (1999) [3], tỷ lệ nước trong mật cao hay thấp phụ thuộc vào loại cây nguồn mật, giống ong, cách thu mật, thời điểm quay mật, nơi đặt thùng ong và độ thông thoáng của thùng ong, …

Mỗi loại cây nguồn mật khác nhau, hàm lượng đường trong mật hoa và mật ong cũng khác nhau. Các tác giả Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện (1999) [3], cho biết hàm lượng đường trong mật hoa tỷ lệ thuận với hàm lượng đường trong mật ong. Một số loài cây nguồn mật có hàm lượng đường cao như: mật hoa vải, nhãn, táo, chôm chôm, …

Thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nước trong mật ong. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Quê (2002) [19], tại Bắc Giang vào vụ mật hoa vải thiều và nhãn, thời tiết ít mưa, chủ yếu là mưa nhỏ nên tỷ lệ nước trong mật ở vụ này là 23,7%; ở vụ hoa bạch đàn do có những đợt mưa rào dài ngày, mật hoa loãng nên tỷ lệ nước lên đến 29,8%.

Độ thông thoáng của thùng ong có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nước trong mật ong. Khi thùng nuôi ong hở, gây trở ngại cho việc điều hoà ẩm độ, nếu

ẩm độ cao, mật hút nước làm tỷ lệ nước trong mật tăng cao. Do đó người ta rất chú trọng đến việc tạo điều kiện thông thoáng đầy đủ trong thùng nuôi ong, tạo khoảng cách thích hợp giữa các bánh tổ để ong có thể trải rộng mật hoa mà chúng đang chế tạo thành mật ong, nhờ thế mà làm bốc hơi nước trong mật đi.

Giống ong và cách quản lý đàn ong khai thác mật cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nước trong mật ong. Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong ngoại (ong Ý) đặc hơn chủ yếu do đàn ong Ý mạnh, khả năng quạt gió tốt. Tỷ lệ nước trong mật vải thiều của giống ong ngoại là 22,7%, ở ong nội là 23,7 %; tỷ lệ nước trong mật bạch đàn ở ong nội là 29,8% và ở ong Ý là 24,7% ( Hà Quê, 2002) [19]. Theo Ngô Đắc Thắng (1994) [22], đàn ong mạnh, lên kế, khả năng quạt gió tốt, vì lên kế làm cho đàn ong có chế độ lưu thông không khí tốt, nước bay hơi nhanh hơn. Kết quả thử nghiệm nuôi ong trong thùng kế cho thấy chất lượng mật tốt hơn, mật trong và tỷ lệ nước thấp hơn từ 3 - 4% so với thùng không lên kế (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999) [3].

Bên cạnh các yếu tố trên, phương thức khai thác mật cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ nước trong mật, đặc biệt là mức độ vít nắp các bánh tổ chứa mật. Mức độ vít nắp đánh giá độ chín của mật ong, theo Crane (1990) [7], vít nắp có tác dụng giảm bớt sự hấp thu nước vào mật, tránh cho mật không bị lên men. Nếu quay mật non, mật chưa vít nắp, tỷ lệ nước trong mật sẽ rất cao, mật dễ lên men và không bảo quản được lâu. Cũng theo Crane (1990) [7], không nên lấy các cầu mật đi khi toàn bộ hoặc hầu hết các lỗ tổ chứa mật chưa được vít nắp. Điều này không quan trọng lắm với vùng có không khí khô nhưng với điều kiện ẩm độ cao thì thật cần thiết phải thu hoạch mật đã hoàn toàn vít nắp. Mặt khác, nếu để mật đã quay tiếp xúc trực tiếp với không khí ẩm cũng là nguyên nhân làm tỷ lệ nước trong mật tăng cao.

1.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp làm giảm tỷ lệ nƣớc trong mật

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO ĐẾN TỶ LỆ NƯỚC TRONG MẬT ONG NỘI APIS CERANA pot (Trang 33 - 35)