Chính sách hỗ trợ một số mặt hàng sản xuất trong nước

Một phần của tài liệu 303581 (Trang 70)

- Hướng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành chủ lực bằng các chính sách khuyến khích sản xuất như giảm thuế, giá thuê đất tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực, các ngành chủ lực như sản xuất nguyên liệu nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao.

- Đánh thuế cao vào những mặt hàng nhập khẩu mà trong nước có thể sản xuất được.

- Có chính sách kiên quyết chống những loại mặt hàng nhựa nhập lậu vào nước ta cả về nguyên liệu nhựa.

3.3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm

- Khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu, động viên doanh nghiệp

đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và có chế độ bảo vệ quyền này cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động và được hoạt động một cách an toàn.

- Thực hiện biện pháp chống hàng nhái, hàng giả một cách triệt để nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất.

3.3.5. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư những ngành hàng mới

Những ngành hàng sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao xuất hiện ở nước ta mới vài năm gần đây, giá thành của sản phẩm còn cao, nhà nước nên có chế độ

khuyến khích ưu đãi về thuế để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh về giá để người tiêu dùng mua được sản phẩm dễ dàng.

- Cần có chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước tại các vùng cần chuyển dịch cơ cấu phát triển ngành. Cần phải có cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hình thành khu công nghiệp tập trung ngành nhựa.

- Cần gấp rút ban hành danh mục các khu vực ưu tiên đầu tư. Ban hành danh mục những chủng loại sản phẩm khuyến khích đầu tư và những chủng loại sản phẩm không khuyến khích đầu tư cũng như cấm đầu tư.

- Đối với các dự án lớn, cần quy định một tỷ lệ tối thiểu xuất khẩu là 20- 30% để có điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài và tạo ngoại tệ cho đất nước.

- Nhà nước cho phép Hiệp hội nhựa Việt Nam thành lập một tổ chức tư vấn

đầu tư, được quyền có ý kiến và tham gia vào việc xem xét các dự án có liên quan trực tiếp đến ngành nhựa.

Những mặt hàng khuyến khích đầu tư nước ngoài:

- Sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa.

- Hàng nhựa kỹ thuật cao và vật liệu mới từ nhựa (vật liệu composite).

- Đầu tư xây dựng các nhà máy thu mua nhựa, xử lý nhựa phế thải. Đây là lĩnh vực tương đối nhạy cảm đòi hỏi Nhà Nước cần phải có chính sách nhất quán giúp các doanh nghiệp yên tâm trong quá trình đầu tư. Theo chúng tôi, Nhà Nước cần cho phép ngay việc xây dựng các nhà máy tái chế phế liệu nhựa do hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này nhưng chưa được phép nên đã chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài đặc biệt trong giai đoạn hiện nay do giá dầu, giá nguyên liêu nhựa liên tục tăng.

KẾT LUẬN

Ngành nhựa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn sắp tới (2005-2015) đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng không ít mối đe dọa và điểm yếu cần phải vượt qua. Quá trình cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các doanh nghiệp nhựa Việt Nam với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài cũng như hàng nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp nhựa Việt Nam phải không ngừng nâng năng lực cạnh tranh của mình.

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về mặt lý luận và phân tích thực trạng của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua, luận văn đã đề ra một số giải pháp cần phải thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả luận văn đề xuất một số kiến nghị về chính sách nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện những giải pháp kiến nghị.

Ngành nhựa Việt Nam cũng rất mong được sự quan tâm của Chính phủ và các ngành kinh tế hữu quan trong việc phát triển của ngành. Với những mục tiêu chung của nền kinh tế Việt Nam phát triển tới năm 2015, các sản phẩm nhựa sẽ có vai trò đóng góp xứng đáng với vị trí của mình, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Những vấn đề nghiên cứu còn rất mới mẻ, phức tạp, trình độ hạn chế của tác giả nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý Thầy, Cô, các chuyên gia và các bạn đọc quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Trọng Bình (1994), Hàng nhựa Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường

nội địa nhưng cần có chiến lược phát triển, Tạp chí Thông tin kinh tế kỹ

thuật vật tư.

2. Bộ Công Nghiệp (2004), Quy họach tổng thể phát chiến ngành nhựa Việt

Nam đến năn 2010.

3. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (2000),

Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, NXB Chính trị quốc gia.

4. Nguyễn Quốc Chính (1994), Chất lượng sản phẩm – nhân tố chính quyết

định sự phát triển của nhựa Bình Minh, Tạp chí công nghiệp nhẹ.

5. David D. Smith, Danny R. Rubin, Bobby G. Bizzell (2000), Chiến lược và

chính sách kinh doanh, NXB TP Hồ Chí Minh.

6. PGS-TS Nguyễn Thị Liên Diệp (1998), Chiến lược và Chính sách kinh

doanh, NXB Thống kê.

7. Lê Quang Doãn (1993), Vài nét về việc cung cấp nguyên liệu cho ngành

nhựa, Tạp chí công nghiệp nhẹ.

8. Don Taylor, Jeanne Smalling Archer (2004), Để cạnh tranh với những người khổng lồ, NXB Thống kê.

9. Fred R. David (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê.

10.Hiệp hội nhựa TP Hồ Chí Minh (2004), Quá trình phát triển – Bài học

kinh nghiệm 1998 – 2002.

11.Hiệp hội nhựa Việt Nam (2000), Chiến lược phát triển ngành nhựa Việt

Nam đến năm 2010.

12.Hiệp hội nhựa Việt Nam (2003, 2004), Chất dẻo Việt Nam.

13.TS Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Kinh tế xã hội Việt Nam 2002, Kế hoạch

14.TS Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh

tranh, NXB Thống kê.

15.Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và kỹ

thuật.

16.Michael Hammer và James Champy (2002), Tái lập công ty, NXB TP Hồ

Chí Minh.

17.Sở Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh (2004), Chương trình mục tiêu phát

triển ngành nhựa – cao su TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005.

18.Từ Quang Thạch (1993), Đầu tư phát triển qui mô lớn sản phẩm bao PP

phục vụ công nghiệp ximăng và xuất khẩu gạo, Tạp chí công nghiệp nhẹ. 19.Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh

tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP H

Chí Minh.

20.GS-TS Nguyễn Văn Thường (2005), GS-TS Nguyễn Kế Tuấn (2005), Kinh

tế Việt Nam năm 2004 –Những vấn đề nổi bật, NXB Lý luận chính trị. 21.GS-TS Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt

Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia. 22.Tổng Cục Thống Kê (2003), Niên giám thống kê.

23.Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế TW (2004), Nâng cao năng lực cạnh

Một phần của tài liệu 303581 (Trang 70)